2 điều cha mẹ nhất định phải dạy con để thành công
Nhà triết học nổi tiếng Jaspers đã nói: “Bản chất của giáo dục là cây này rung cây khác, đám mây này đẩy đám mây khác, linh hồn này gọi linh hồn khác”. Cha mẹ cần nuôi dưỡng lòng tự trọng và sự tự tin của con cái, điều này sẽ mang lại lợi ích cho trẻ suốt đời.
Nhà tâm lý học David Wood cho rằng khi giáo dục con cái, cha mẹ nên cung cấp cho trẻ một khuôn khổ, sau đó để trẻ tự tìm cách giải quyết vấn đề.
Trong quá trình trưởng thành của trẻ, có 2 “chìa khóa vàng” cuộc đời cha mẹ phải trao cho trẻ giúp trẻ mở ra cánh cửa thuộc về nền tảng cuộc sống của chính mình.
Chìa khóa đầu tiên là lòng tự trọng
Nhà giáo dục Elizabeth Hartley Brewer nói: “Giáo dục là công việc trồng người, mấu chốt của giáo dục là rèn luyện lòng tự trọng của trẻ, thực chất của giáo dục lòng tự trọng là để trẻ xác lập phẩm giá con người, khẳng định giá trị của con người, cho trẻ học làm người”.
Một đứa trẻ có lòng tự trọng có thể hiểu đúng và đối mặt với giá trị thực của mình, không kiêu căng ngạo mạn, không tự ti, buông thả.
Ảnh minh họa.
Lòng tự trọng của một đứa trẻ rất mỏng manh, một khi đã bị tổn thương thì giống như đồ sứ bị vỡ, dù có sửa chữa đến đâu cũng sẽ có vết nứt. Các nhà tâm lý học tin rằng lòng tự trọng chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của trẻ. Trẻ em có lòng tự trọng thấp có nhiều khả năng cảm thấy bất lực, lo lắng, tự ti và bất hạnh.
Do đó, có lòng tự trọng là chìa khóa cho sự phát triển khỏe mạnh và hạnh phúc của một đứa trẻ và đó là món quà tuyệt vời nhất mà cha mẹ có thể tặng cho trẻ.
Nhà giáo dục Liên Xô Suhomlinsky từng nói: “Nhân phẩm của trẻ em là góc nhạy cảm nhất của tâm hồn con người. Bảo vệ lòng tự trọng của trẻ em là bảo vệ sức mạnh tiềm tàng của trẻ em”.
Chìa khóa thứ hai là sự tự tin
Nhà triết học người Mỹ Emerson đã từng nói: “Tự tin là chìa khóa thành công đầu tiên”.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiềm năng của con người rất lớn. Sau khi gặp khó khăn, một số người có thể nhận ra tiềm năng của mình và đạt được thành công, trong khi những người khác chỉ thất bại. Trong hai tình huống này, điều rất quan trọng là phải có sự tự tin. Dugan, cựu chủ tịch Liên đoàn bóng đá quốc gia từng đưa ra “Định luật Dugan”: kẻ mạnh chưa chắc đã là kẻ chiến thắng, nhưng sớm muộn gì, chiến thắng cũng thuộc về kẻ tự tin.
Định luật Dugan cho thấy ảnh hưởng của sự tự tin đối với con người. Tự tin là sự tự khẳng định bản thân, tự động viên, củng cố bản thân và là phẩm chất tinh thần tin rằng bản thân sẽ thành công. Bất cứ khi nào và ở đâu, đứa trẻ có lòng tự tin, đứa trẻ sẽ có niềm tin rằng mình sẽ vượt qua mọi khó khăn.
Sự tự tin là một trong những yếu tố không thể thiếu để trẻ phát triển khỏe mạnh. Chúng không trốn tránh khi mọi việc xảy ra và chúng sẽ không khó chịu hay hạnh phúc vì những đánh giá bên ngoài. Sự tự tin khiến chúng trở nên bất khuất và không sợ thất bại.
Ảnh minh họa.
Phong cách nuôi dạy con của gia đình ảnh hưởng lớn đến sự tự tin của trẻ
Một giáo sư tâm lý học tại Đại học Stanford, qua khảo sát con cái của hàng trăm gia đình, đã phát hiện ra rằng phong cách nuôi dạy con cái trong gia đình có ảnh hưởng rất lớn đến sự tự tin của trẻ.
Nói chung, trong một gia đình dân chủ, cha mẹ là bạn của con cái, họ thường thảo luận mọi việc với con cái, tôn trọng ý kiến và quan điểm của con cái và thường khen ngợi, khuyến khích chúng. Do đó, trẻ em có mức độ chấp nhận bản thân cao hơn, lạc quan hơn, tương ứng là sự tự tin, lòng tự trọng và mong muốn đạt được thành tựu mạnh mẽ hơn.
Đối với trẻ em sống trong gia đình tiêu cực, cha mẹ thường đánh đập, la mắng, chỉ trích trẻ, phạt trẻ nhiều hơn khen, do đó, lòng tự tin của trẻ tương đối kém, trẻ thường không tin vào khả năng của mình, trẻ thường nảy sinh tâm lý tự ti, lo lắng về tương lai.
Cách hiệu quả để nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ là khen ngợi và khuyến khích. Sự động viên, khen ngợi không chỉ thể hiện sự tin tưởng của cha mẹ đối với con cái mà còn củng cố niềm tin của con cái vào bản thân.
-> 5 tầng thứ bậc làm cha mẹ cần xác định để dạy con tốt nhất