Thứ năm, 05/12/2024 11:49     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 25/04/2019 07:00

15.000 người tử vong mỗi năm, làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời nắng?

Nắng nóng có thể khiến các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ... trở nên trầm trọng hơn. Làm gì để bảo vệ sức khỏe trong những ngày thời tiết nắng nóng đỉnh điểm?

Nắng nóng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn?

Những ngày gần đây, Hà Nội và nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Trung đang trải qua một đợt nắng nóng gay gắt. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống cũng như sức khỏe của người dân nơi đây.

Điều kiện thời tiết quá nóng sẽ phá hủy hệ thống làm mát tự nhiên của cơ thể, đưa đến các thương tổn và cuối cùng là cái chết.

Hằng năm có khoảng 150.000 người tử vong do mắc các bệnh có liên quan đến thời tiết quá nóng bức như hô hấp, tim mạch, tiêu chảy.

bao-ve-dau-giadinhvietnam

Nguy hiểm rình rập khi nhiệt độ cơ thể lên mức 40°C. Ở 40,5°C, con người có nguy cơ đột quỵ nhiệt. Khi nhiệt lên đến 42°C, các cơ quan bị tổn thương, dẫn đến tử vong. (Ảnh minh họa: Internet)

Nhiệt độ tăng quá cao, nắng nóng kéo dài sẽ tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn, virus phát triển, sinh sôi tốt. Các loại bệnh cực kì dễ mắc trong những ngày nắng nóng như bệnh đường hô hấp: viêm phổi, viêm họng, sốt virus… hoặc một số bệnh liên quan đến đường ruột như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn.

Bên cạnh đó, nắng nóng còn là một nguyên nhân khiến nồng độ khí ozone và một số khí độc hại khác gia tăng trong bầu không khí khiến các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ, huyết áp cao, nhồi máu cơ tim… trở nên đáng báo động. Đồng thời, tia tử ngoại từ ánh nắng gay gắt của mặt trời có thể làm hại những tế bào da, dẫn đến cháy da, thậm chí là ung thư da...

Làm gì để bảo vệ sức khỏe khi trời nắng nóng?

Khi làm việc ngoài trời, tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian nghỉ giải lao, tránh trường hợp làm việc liên tục, quá sức dưới nền nhiệt cao.

Trong tiết trời nóng bức, cơ thể cần được bổ sung nước liên tục, bất kể mức độ vận động của bạn là như thế nào. Đừng đợi cho tới khi cơ thể cảm thấy khát mới uống nước. Nếu là lao động chân tay nặng nhọc trong thời tiết nắng nóng thì cần phải uống 4 cốc nước mát mỗi giờ.

Luôn có chiếc ô hoặc mũ hay ở trong cốp xe, hoặc ở nơi gần chỗ bạn ngồi làm việc để phòng trường hợp bạn phải đi đâu đó mà không phải dùng đến mũ bảo hiểm, áo chống nắng.

Hãy luôn mang theo ô, mũ hoặc áo mưa. Mùa hè đến luôn là những ngày nắng nóng gay gắt nhưng bạn cũng thể biết trước những cơn mưa rào bất chợt. Bạn có thể bị ốm nếu chẳng may bỏ quên vật dụng chống nắng, chống mưa.

-> 4 mẹo hay điều trị viêm họng đơn giản nhưng cực hiệu quả

Video: Cảnh báo sức khỏe khi tập thể dục sai cách

Phương Vũ (T/h)  
Gãy cột sống, liệt nửa người do thói quen nhiều người mắc khi ngồi xe ô tô
Cách giảm đường huyết về 5.4, hết tê bì tay chân
Uống nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc có sao không?
Người đàn ông bất ngờ ngã quỵ khi chơi pickleball: Bác sĩ chỉ 3 nguyên nhân thường gặp
1 giây phát hiện suy hô hấp cứu bé 2 tuổi thoát cơn nguy kịch
Vì sao không nên dùng máy sưởi qua đêm?
Thay khớp gối cứu đôi chân biến dạng đi “ngang như cua” cho người đàn ông mắc bệnh gout
Kỳ tích phục hồi hoàn toàn đôi chân bị nhiễm trùng hoại tử suốt 2 năm
Điều trị khỏi bệnh vảy nến bằng y học cổ truyền
Cắt bỏ buồng trứng do khối u to như quả bưởi
Trẻ gặp nguy hiểm từ 'nụ hôn tử thần'
Ngược đời, thời tiết lạnh dễ mất ngủ: Nguyên nhân do đâu?
 Mắc bệnh hiếm gặp sau nhiều năm chăm cá cảnh
Đau âm ỉ suốt 7 năm trời, đi khám phát hiện khối u dưới móng tay
Nam thanh niên 20 tuổi hiến đa tạng, hồi sinh nhiều người mắc bệnh hiểm nghèo
Làm gì khi mắc bệnh vảy nến?
Bảo Thanh Đường – Điều trị dứt điểm bệnh viêm chân tóc
Dùng điện thoại thông minh phát hiện sữa bị hỏng
Bệnh tay chân miệng lây nhiễm qua con đường nào?
Cô gái 25 tuổi mắc ung thư hiếm gặp
Xem thêm