Thứ ba, 19/11/2024 01:58     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 11/07/2014 10:14

Ý nghĩa biểu tượng của các con vật trong Phật giáo (1)

Trong văn hóa Á châu, không có khoảng cách lớn giữa những thứ thuộc vật chất và những điều thuộc tinh thần, điều dường như tồn tại ở văn minh phương Tây ngày nay. Vì vậy, những biểu tượng tôn giáo là một phần sinh động của tổng thể văn hóa Á châu.

Chúng ta sẽ miêu tả những biểu tượng khác nhau cả ở ý nghĩa bên ngoài và ý nghĩa bên trong hay ý nghĩa ẩn sâu của chúng, theo những giáo thuyết khác nhau của Đức Phật. Tuy nhiên, theo giáo lý Phật giáo, sự tồn tại của bất kỳ hiện tượng nào đều tùy thuộc vào ý nghĩa bên trong của nó, điều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh.

y-nghia-bieu-tuong-cua-cac-con-vat-trong-phat-giao-1-giadinhonline.vn 1

Mọi hiện tượng đều có mặt do sự tạo tác của tâm thức hay hành nghiệp của chúng sanh.

Điều này muốn nói rằng những biểu tượng tồn tại là do sự tạo tác của tâm hay hành nghiệp của những chúng sanh đó và không thể tồn tại mà không có nó. Giống như một cái cây cần một hạt giống để hiện hữu, theo đó cái cây như là một biểu tượng tồn tại chỉ bởi vì có một nghiệp chủng tạo nên nó.

Thực tế, sự hiện hữu của một cái cây vật lý cũng tùy thuộc vào sự hiện hữu của một chủng nghiệp ở nơi tâm thức của các sinh vật trong thế giới tổng thể mà cái cây đó sinh trưởng. Do đó, những gì chúng ta gọi là những biểu tượng không phải là những sáng tạo văn hóa của con người, mà chúng tương ứng với một hành nghiệp thực sự biểu hiện ở bề mặt bên ngoài như là một đối tượng vật chất-một cái cây hay một con thú ở trong trường hợp đó-và ở bề mặt tâm thức hay bên trong tương ứng với một kinh nghiệm tâm thức.

Thực tại chân thực của những biểu tượng này được những bậc thánh giả nhận chân trực tiếp ở trong thiền định. Bằng cách này hay cách khác họ đã khám phá ra bản chất thật của các biểu tượng thông qua cái nhìn và sự hiểu biết sáng rõ của mình. Ngay cả những người bình thường cũng có thể lĩnh hội được chừng mực nào đó bản chất thật của các biểu tượng, nhưng để có được sự hiểu biết rõ ràng thì phải cần đến một vài giảng giải mang tính trí thức.

Thông thường, những biểu tượng của Phật giáo hay những biểu tượng của những tôn giáo khác được xem như là một vấn đề văn hóa, và ta hoàn toàn không hiểu hết được ý nghĩa thật của chúng. Chúng được sử dụng hay tôn kính chỉ bởi vì nó là truyền thống, hay bởi vì người ta tin rằng những biểu tượng hay đối tượng này mang đến những điều tốt lành và thịnh vượng...

Trong bài viết này, tôi chỉ trình bày vắn tắt về năm loài thú: Sư tử, voi, ngựa, công, chim ưng.

Sư tử

Sư tử là vua của loài thú: chúng kiêu hãnh và oai vệ. Chúng sống ở những khu vực bằng phẳng hay những đồi cỏ, không bao giờ ở trên núi và chắc chắn không ở trên những ngọn núi cao tuyết phủ. Sư tử tập hợp thành từng bầy, nhóm và không bao giờ sống đơn lẻ ngoại trừ trường hợp những con sư tử già hay những con sư tử bị bầy đàn của nó xua đuổi.

y-nghia-bieu-tuong-cua-cac-con-vat-trong-phat-giao-1-giadinhonline.vn 2

Kiêu hãnh và oai vệ, sư tử là vua của loài thú.

Chúng kiếm thức ăn bằng việc săn mồi, điều luôn được những con sư tử cái thực hiện; những con đực thì không bao giờ làm việc đó. Công việc chính của sư tử đực là bảo vệ bầy đàn của nó tránh khỏi sự tấn công của kẻ thù. Tuy nhiên, sư tử thì không có kẻ thù tự nhiên nào hết. Do những đặc tính này, ở mọi thời và mọi xứ, sư tử được xem như là biểu tượng của sự quý phái và bảo vệ, cũng như biểu tượng của trí tuệ và kiêu hãnh. Sự miêu tả bằng tranh về sư tử có nguồn gốc ở Ba Tư (Persia).

Trong Phật giáo, sư tử là biểu tượng của chư Bồ-tát, “những người con trai của Đức Phật”. Chư Bồ-tát là những người đã đạt được giác ngộ. Họ phát khởi tâm Bồ-đề và thệ nguyện từ bỏ hạnh phúc an trú trong Niết-bàn, chấp nhận ở lại thế gian này hóa độ cho đến khi tất cả chúng sanh thoát khỏi khổ đau. Chư Bồ-tát thực hành sáu ba-la-mật: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ (dana, sila, ksanti, verya, dhyana và prajna); và bốn điều mà chúng xuất phát từ sáu ba-la-mật trên: phương tiện thiện xảo, thệ nguyện, sức mạnh và trí tuệ (upaya, pranidhana, bala và jnana).

Trong nghệ thuật tranh tượng Phật giáo, chúng ta thấy những con sư tử trong vai trò là những kẻ bảo hộ Pháp đang nâng tòa ngồi của chư Phật và chư Bồ-tát. Chúng cũng được nhìn thấy ở nơi lối vào của các chùa chiền. Ở những khu vực miền Bắc Nepal, do ảnh hưởng nghệ thuật và Phật giáo Tây Tạng, những con sư tử đã trở thành những “sư tử tuyết”.

Trên thực tế, không có con sư tử nào sống ở những núi tuyết, mà chỉ có những con báo. Sư tử tuyết được mô tả bằng màu trắng hay xanh dương với cái bờm màu cam hay màu ngọc lam đang đi nổi trên gió và rất hung dữ, với đôi mắt mở to và miệng hả rộng. Chúng tự do đi lại trên những ngọn núi tuyết cao mà không có bất kỳ nỗi sợ hãi nào, biểu trưng cho trí tuệ, vô uý và siêu phàm của những hành giả thực hành pháp mà họ có thể sống tự do tự tại nơi ngọn núi tuyết cao của tâm thức thuần tịnh, không bị ô nhiễm bởi vô minh ảo giác. Họ là những vị vua của Pháp (dhamma) bởi vì họ đạt được sức mạnh chinh phục chúng sanh với đại bi và đại trí của họ.

(Còn tiếp)

Tags:
Cuộc sống 9 hộ gia đình 'mắc kẹt' nơi nghĩa trang: Ngày nghe kèn, đêm tiếng thầy cúng
7 năm chống chọi ung thư, đau đáu một điều mong con được học hành khôn lớn
Vợ mất do ung thư, con TNGT, bố mắc bệnh hiểm nghèo nguy cơ đột tử
Thanh Hoá: Gần 100 hộ gia đình thị xã khốn khổ vì đường điện tự làm từ 20 năm trước
Ông nội cắm sổ đỏ cứu cháu mắc bệnh tim hiểm nghèo
Khám chữa bệnh BHYT được chi trả như thế nào từ ngày 1/7?
Những trường hợp bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước công dân từ 01/07/2024
Mẹ già bán nhà giữ sinh mạng con trai bị điện giật nguy kịch
Hàng xóm góp gạo, củi khô lo hậu sự cho nạn nhân vụ cháy nhà ở Trung Kính - Hà Nội
Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm