Chủ nhật, 19/05/2024 02:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 20/11/2020 17:54

Xúc động câu chuyện chồng đi cứu người trong mưa lũ, vợ ở nhà tiếp tế lương thực

Vợ chồng anh Võ Xuân Tuần (44 tuổi) và chị Trần Thị Duyên (44 tuổi) cùng người dân ngư biển xã Ngư Thủy Bắc đã tình nguyện cứu hộ được hàng ngàn người và hàng ngàn suất cơm cho người dân vùng lũ.

Đó là câu chuyện xúc động của vợ chồng anh Võ Xuân Tuần (44 tuổi) và vợ Trần Thị Duyên (44 tuổi) thôn Tân Hải, xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) là một trong 59 hộ gia đình đã dùng thuyền bơ nan đi biển cứu người trong khi vợ ở nhà tiếp tế gạo, nhu yếu phẩm, nấu cơm để cứu trợ những người dân đang gặp nạn trong vùng lũ dữ.

Trong những ngày lũ lớn vừa qua, anh Tuần đã không ngần ngại, lấy chiếc thuyền đi biển của gia đình mình đi đến những gia đình đang kêu cứu, gặp khó khăn để giúp đỡ.

Chong di cuu nguoi trong mua lu vo o nha tiep te luong thuc Giadinhvietnam

Gia đình anh Võ Xuân Tuần và anh Ngô Công Tân đang ngồi kể lại câu chuyện đi cứu người trong lũ.

Kể lại câu chuyện cứu trợ trong mưa lũ vào ngày 18 đến ngày 20/10 tại xã Hồng Thủy, Thanh Thủy, An Thủy, Hưng Thủy và thị trấn Kiến Giang thuộc huyện Lệ Thủy, anh Tuần cho biết:

"Vào lúc 19h ngày 18/10 sau khi nghe thông tin có nhiều người dân ở trong mưa lũ kêu cứu, ngay lập tức chúng tôi gọi tất cả người dân trong xã đưa thuyền bơ nan lên xe vận chuyển hàng chục cây số lên vùng lũ cứu người.

Tại đây, mọi người đều khẩn trương cho thuyền tiếp cận các thôn làng đang bị nước lũ chảy xiết nhấn chìm nhà cửa của người dân. Thuyền chúng tôi dùng để đi biển nhưng nay lên cứu người ở vùng lũ gặp rất nhiều khó khăn như vướng vào dây điện, hàng rào, cây cối và gỗ rác trôi đầy trên mặt nước".

Cùng tham gia cứu trợ người dân mắc kẹt trong vùng lũ với anh Tuần có cả anh Ngô Công Tân (45 tuổi) và anh Võ Dân Cần (45 tuổi), họ đều trú tại thôn Tân Hải đã không ngại hiểm nguy, đưa người dân đến nơi tránh lũ an toàn.

Thời điểm đó, trời mưa lũ, nước dâng lên cao rất nhanh, trời tối mịt, không thấy đường đi chỉ xác định phương hướng bằng những ánh đèn pin le lói hoặc tiếng kêu cứu của những người dân đang trú ẩn trong nóc nhà bị ngập nước, để đến đó cứu họ lên thuyền đưa đến các nhà cao tầng, như: nhà 2 tầng, trụ sở UBND xã...

"Đêm ngày, chúng tôi chạy rất nhiều chuyến cứu hộ, không rõ là bao nhiêu chuyến nhưng mỗi chuyến chở được khoảng trên 20 người. Mỗi đêm, ngày thuyền cứu được trên 100 người đến nơi an toàn. Có những người nhà ở sâu trong lối nhỏ, thuyền không vào được nên đành bơi vào dùng phao cõng người dân trên lưng rồi bơi ra thuyền". anh Tuần cho biết thêm.

Sau lũ đưa thuyền về nhà rất nhiều chiếc bị hư hỏng nhẹ đến nặng, thế nhưng được những người thợ trong làng sửa chữa mà không hề lấy một đồng tiền công nào.

Chong di cuu nguoi trong mua lu vo o nha tiep te luong thuc 1 Giadinhvietnam

Chiếc thuyền bơ nan dùng để cứu trợ người dân bị hỏng đang sửa chữa lại để chuẩn bị cho chuyến biển.

Cũng đêm hôm đó, (18/10) mặc dù ao cá của nhà sắp được thu hoạch trị giá hơn 200 triệu đồng bị nước lũ ngập gần đến bờ, nguy cơ bị vỡ bờ, thế nhưng khi nghe bà con của mình kêu cứu, lúc đó anh Tuần vội vã chạy đi cứu người mà không hề suy nghĩ, tính toán gì.

“Thuyền chúng tôi dùng đi biển rất kiêng cữ chở phụ nữ có thai, sau sinh, đến ngày… Nhưng khi đó tôi chẳng nghĩ ngợi gì mà cứ thế là tập trung cứu được càng nhiều người càng tốt không hề so đo, tính toán gì”, anh Tuần chia sẻ thêm.

Chị Trần Thị Duyên (vợ anh Tuần) cho biết: "Chồng tôi theo mọi người đi cứu hộ, còn tôi và 2 con nhỏ ở nhà. Nhà thì bao nhiêu việc phải lo tránh mưa lũ, thế nhưng nghe nói người dân vùng lũ đang cần cứu giúp nên tôi đành cố gắng hết sức để lo cho gia đình."

“Mấy ngày mưa lũ lớn, được chị em trong xã vận động quên góp gạo và nhu yếu phẩm để tập trung nấu cơm đóng hộp gửi lên cho các gia đình nằm trong vùng lũ. Nhiều nhà quyên góp hết nên không còn gạo để mà ăn nữa. Mỗi ngày xã chúng tôi làm được hơn cả ngàn suất cơm”, chị Duyên cho biết thêm.

Ông Trần Quang Cả, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã Ngư Thủy Bắc cho biết, những ngày lũ đến các xã vùng trũng bị ngập trong biển nước, xã Ngư Thủy Bắc đã tổ chức vận động được 59 thuyền bơ nan đưa lên cứu hộ cứu nạn và hơn 1.500 suất cơm mỗi ngày để cứu trợ cho bà con ở vùng lũ đang đói rét.

“Mọi chi phí về vận chuyển, vật tư và hư hỏng thuyền, các hộ dân trong xã đều tình nguyện bỏ ra chi phí mà không đòi hỏi gì”, ông Cả cho biết thêm.

Minh Ngọc  
  • Tin liên quan
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm