Thứ ba, 21/05/2024 03:57
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 30/07/2017 20:18

 Vượt đèn vàng bị xử lý thế nào?

Người tham gia giao thông chỉ được đi qua vạch dừng trước khi có đèn chuyển sang màu vàng hoăc khi đèn vàng nhấp nháy. Còn việc tiếp tục đi khi đèn đã có tín hiệu màu vàng (vượt đèn vàng) là một hành vi vi phạm tương đương với lỗi vượt đèn đỏ

Hỏi: Vượt đèn vàng có bị xử phạt không? Mức xử phạt như thế nào?

(Nguyễn Đức - Hà Nội)

quy-dinh-ve-viec-xu-phat-vuot-den-vang-dang-gay-tranh-cai-25-1470652064-57a85ea0a968c

Ảnh minh hoạ

Trả lời:

Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ 2008, người tham gia giao thông phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ, trong đó có tín hiệu đèn giao thông. Theo đó, khoản 3 Điều 10 Luật giao thông đường bộ quy định như sau:

“...3. Tín hiệu đèn giao thông có ba mầu, quy định như sau:

a)Tín hiệu xanh là được đi;

b) Tín hiệu đỏ là cấm đi

c)Tín hiệu vàng là phải dừng lại trước vạch dừng, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được đi tiếp; trong trường hợp tín hiệu vàng nhấp nháy là được đi nhưng phải giảm tốc độ, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ qua đường”.

Do đó, hành vi vi phạm quy tắc giao thông đường bộ là hành vi bị nghiêm cấm theo Luật giao thông đường bộ.

Như vậy, người tham gia giao thông chỉ được đi qua vạch dừng trước khi có đèn chuyển sang màu vàng hoăc khi đèn vàng nhấp nháy. Còn việc tiếp tục đi khi đèn đã có tín hiệu màu vàng (vượt đèn vàng) là một hành vi vi phạm tương đương với lỗi vượt đèn đỏ.

Theo đó, hành vi vượt đèn vàng có thể bị xử phạt như sau:

Theo quy định tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Cụ thể như sau:

- Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy vi phạm bị phạt tiền từ 300-400 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm c Khoản 4 Điều 6 và Điểm b Khoản 12 Điều 6 Nghị định số 46.

- Người điều khiển xe ô tô vi phạm bị phạt tiền từ 1,2 - 2 triệu đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1-3 tháng theo Điểm a Khoản 5 Điều 5 và Điểm b Khoản 12 Điều 5 Nghị định số 46/2016.

- Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng vi phạm bị phạt tiền từ 400-600 nghìn đồng; bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 1-3 tháng theo quy định tại Điểm g Khoản 4 Điều 7 và Điểm a Khoản 9 Điều 7 Nghị định số 46/2016.

- Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ vi phạm bị phạt tiền từ 60 - 80 nghìn đồng (Điểm h Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 46/2016).

- Người đi bộ; người điều khiển, dẫn dắt súc vật, điều khiển xe súc vật kéo vi phạm bị phạt tiền từ 50- 60 nghìn đồng theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 9 và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 46/2016.

Luật sư Đào Trung Kiên

Công ty Luật TNHH Everest (Tổng đài tư vấn 1900 6198)

Mồ côi bố mẹ, nam thanh niên 'khuyết tật' đang từng ngày vật lộn với bệnh tim
Ông nội nhọc nhằn níu giữ sự sống cho cháu trai mắc bệnh tan máu bẩm sinh
Nhặt ve chai nuôi vợ con tâm thần, lo cháu ngoại ăn học
Mẹ con tật nguyền mưu sinh trong ngôi nhà chưa đầy 10m2
Mỗi tuần một địa chỉ nhân đạo giúp 10 gia đình nghèo ổn định cuộc sống
Vợ bệnh tật hơn 6 năm chăm chồng bị liệt
Bé trai 6 tuổi mắc xơ gan hiếm gặp, mất 200 triệu đồng vẫn đau đớn từng ngày
Éo le phận đời 4 chị em mất mẹ giữa những ngày mưa lũ
Xem thêm