Việt Nam: Điểm đến lý tưởng của du lịch wellness
Không chỉ giúp cải thiện thể chất, tinh thần của du khách sau mỗi hành trình, du lịch wellness còn là liệu pháp nâng cao “sức khỏe” cho du lịch nhờ khả năng thu hút du khách bởi sự khác biệt về dịch vụ cũng như đẩy mạnh doanh thu.
Đi du lịch để khỏe hơn
Theo báo cáo của Global Wellness Institute (Viện Sức khỏe toàn cầu), sự phổ biến của du lịch chăm sóc sức khỏe (du lịch wellness) đã tăng lên với tốc độ nhanh chóng trong thời gian qua. Năm 2017, du lịch wellness đạt giá trị 639 tỷ USD, dự báo sẽ đạt ngưỡng 919 tỷ USD vào năm 2022 và nếu duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 7,5%/năm, du lịch wellness sẽ đóng góp 18% tỷ trọng cho ngành du lịch toàn thế giới.
Tại Châu Á, Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu về du lịch wellness. Tận dụng lợi thế địa hình với nhiều suối nước nóng tự nhiên, từ hàng trăm năm trước, mô hình các nhà trọ truyền thống có phục vụ bồn tắm trị liệu bằng nước khoáng nóng đã được mở ra trên khắp đất nước sau khi giới quý tộc Nhật truyền tai nhau về công dụng chữa bệnh, thư giãn cơ thể khi ngâm mình trong dòng nước này.
Khách sạn suối nước nóng Nhật Bản được lòng du khách trong và ngoài nước
Ngày nay, tại Nhật Bản, mô hình khách sạn, khu nghỉ dưỡng suối nước nóng vẫn là điểm đến của cả dân bản địa và du khách nước ngoài, cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau từ tắm khoáng, xông hơi đến trải nghiệm ẩm thực, trà đạo… và nằm trong lịch trình của hầu hết các tour du lịch xứ Phù Tang.
Trên thế giới, nhiều quốc gia cũng phát triển du lịch wellness để tăng thêm trải nghiệm cho du khách. Nổi bật có thể kể tới Hàn Quốc, Ấn Độ, Trung Quốc… Hầu hết điểm đến wellness đều được thiết kế để du khách có thể dành thời gian cho bản thân, khám phá thiên nhiên, chăm sóc sức khỏe cả tinh thần, thể chất và tận hưởng sự cách biệt với cuộc sống bận rộn.
Việt Nam: thị trường tiềm năng
Tính hết tháng 11/2019, Việt Nam đón hơn 16,3 triệu lượt khách quốc tế, tăng 15,4% so với cùng kỳ 2018. Đây là lợi thế lớn để khai thác các loại hình du lịch cao cấp, mang về doanh thu cao và du lịch wellness chính là một trong số đó. Trong số hơn 100 quốc gia mà mô hình du lịch này đã có mặt, Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng với sự nở rộ của các điểm đến nổi tiếng và những dịch vụ nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nổi bật trong đó là chuỗi spa trị liệu, thư giãn nằm trong lòng các quần thể nghỉ dưỡng tiêu chuẩn 5 sao mang thương hiệu FLC Hotels & Resorts với không gian yên tĩnh, tinh tế cùng các liệu pháp cân bằng hiệu quả cho cả thể chất và tinh thần.
Tại FLC Hạ Long, đó là Grand Spa với không gian sang trọng, cổ điển cùng những phương pháp trị liệu kết hợp Đông - Tây, được nâng tầm như một nghi thức thanh lọc cơ thể và tâm trí.
Không gian cổ điển Grand Spa tại FLC Hạ Long
Tại FLC Sầm Sơn, Spice Spa và Maia Spa mang đến trải nghiệm thanh lịch, tao nhã của không gian và âm nhạc. Nếu Maia Spa hướng tới sự sang trọng, đẳng cấp với các phương pháp chăm sóc sắc đẹp, nuôi dưỡng làn da, đẩy lùi lão hóa thì Spice Spa lại là sự hòa quyện hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, giữa con người và thiên nhiên, trưng dụng những phương pháp trị liệu cổ truyền của Việt Nam và thế giới. Tại đây, bằng phương pháp kéo giãn cơ, tăng cường lưu thông khí huyết, các chuyên viên của spa sẽ giúp cơ thể bạn tái tạo sâu, sẵn sàng nạp đầy năng lượng.
Nếu như tại FLC Hạ Long hay FLC Sầm Sơn, các spa đều nằm ở trong tòa khách sạn hiện đại thì Nurture Spa của FLC Quy Nhơn lại nằm trong khu villa, là sự kết hợp vẻ đẹp của biển cả và nền văn hóa Chăm xưa. Nurture Spa chú trọng tới những trải nghiệm về tinh thần thông qua việc kết hợp các loại dầu massage đặc biệt với vỏ ốc hay chuyển động như làn sóng từ các trị liệu viên. Và cuối cùng là Harmony Spa tại FLC Vĩnh Phúc, địa điểm nổi tiếng với những trị liệu độc đáo như xông hơi đá muối Himalaya hay phương pháp làm đẹp cổ xưa: tắm sữa kiểu Tây Thi.
Maia Spa tại FLC Sầm Sơn sở hữu không gian với tông màu trắng chủ đạo
Bên cạnh FLC Hotels & Resorts, nhiều thương hiệu nghỉ dưỡng trên cả nước cũng đang phát triển mạnh những dịch vụ nghỉ dưỡng cao cấp, vừa tận dụng được lợi thế tự nhiên của điểm đến, đồng thời tăng thêm trải nghiệm “níu chân” du khách. Đây có thể là một trong những đáp án hiệu quả cho câu hỏi “đi đâu, chơi gì” đang là thách thức của du lịch Việt Nam hiện nay.