Thứ hai, 25/11/2024 22:52     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 03/10/2018 11:01

Việt Nam cam kết mức giảm lượng phát thải khí nhà kính đến năm 2030

Việt Nam cần trở thành một thành viên với tham vọng lớn và đòi hỏi cao trong ‘các cuộc đàm phán khí hậu’ quốc tế

Ước tính, biến đổi khí hậu toàn cầu làm thiệt hại khoảng 1.600 tỷ USD mỗi năm và con số này có thể sẽ tăng lên hơn 4.000 tỷ USD vào năm 2030.

Để giảm thiểu thiệt hại và đối phó có hiệu quả với những thách thức về biến đổi khí hậu, Thỏa thuận Paris năm 2015 đã đặt ra mục tiêu tăng cường khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu thông qua việc hạn chế tăng nhiệt độ bề mặt trái đất ở mức thấp hơn 2oC và cố gắng hơn để hạn chế tăng nhiệt độ toàn cầu ở mức thấp hơn 1,5oC so với giai đoạn tiền công nghiệp.

Trong các cuộc đàm phán về biến đổi khí hậu hiện nay, cộng đồng quốc tế vẫn chưa có được sự nhất trí chung về mức độ cắt giảm phát thải khí nhà kính và đóng góp tài chính cũng như các nỗ lực khác đủ để hạn chế tăng nhiệt độ ‘ở dưới mức 2oC’.

Nội dung then chốt của Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu là mỗi bên đều phải xây dựng và trình Đóng góp do Quốc gia tự Quyết định (NDC), vạch ra những hành động liên quan đến khí hậu của các nước từ năm 2020 nhằm đạt được các mục tiêu đã được đặt ra trên quy mô toàn cầu.

Theo bản dự thảo Báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật, Việt Nam đang cam kết mức giảm lượng phát thải khí nhà kính tương đối khiêm tốn đến năm 2030. Trong khi đó, tình hình biến đổi khí hậu trên thế giới vẫn chưa được đánh giá đúng mức cộng thêm quá trình ứng phó triển khai khá chậm chạp đang làm gia tăng rủi ro đối với sự phát triển của Việt Nam.

Hội nghị các nước thành viên Công ước Khung về biến đổi khí hậu (COP) lần 24, Diễn đàn các nước dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu (CVF) tiếp theo và quá trình sửa đổi NDC đang diễn ra cho đến Quý 1 năm 2019 chính là những cơ hội quan trọng để chúng ta có thể thay đổi vị thế hiện nay của Việt Nam.

Hoi thao anh 1

“Để đạt được kết quả mong đợi tại COP24 sắp tới, các nhà lãnh đạo cần phải nắm lấy thời cơ và tận dụng những thuận lợi hiện có. Thành công của COP24 sẽ được đánh giá dựa trên các yếu tố sau: liệu một bản quy tắc với tính ràng buộc cao có được phê chuẩn để triển khai Thỏa thuận Paris hay không?

Liệu các nước có đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn trong NDCs để giữ nhiệt độ toàn cầu dưới 2oC? Và làm sao để có được cơ chế tài chính khí hậu rõ ràng nhằm đảm bảo rằng sẽ có nhiều nguồn tài chính hơn dành cho nhóm người nghèo, những người phải chịu tác động nặng nề nhất từ khủng hoảng khí hậu?

Nhìn chung, COP24 vẫn có thể có được kết quả khả quan nếu đạt được tất cả các mục tiêu trên.” Bà Yvonne Blos, Giám đốc Dự án Biến đổi Khí hậu, Viện Friedrich-Ebert-Stiftung tại Việt Nam chia sẻ.

Cuối tháng 8 năm 2018, theo dự thảo đầu tiên của Báo cáo kỹ thuật NDC cập nhật do Bộ Tài nguyên và Môi trường trình bày, Chính phủ Việt Nam hiện cam kết giảm 9% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) tới năm 2030 bằng nguồn lực trong nước so với kịch bản thông thường.

Mức phát thải CO2 trong kịch bản thông thường được nâng từ 787,4 triệu tấn lên 888,8 triệu tấn và năm cơ sở cập nhật là năm 2014 thay vì năm 2010 như trong Báo cáo ban đầu.

Nội dung sửa đổi chủ yếu của Báo cáo bao gồm việc điều chỉnh năm cơ sở, các mục tiêu giảm lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản thông thường và bổ sung lĩnh vực mới cần tham gia vào công tác giảm thiểu được gọi là các quy trình công nghiệp bên cạnh những lĩnh vực đã được tính tới trong bản NDC trước (năng lượng, rác thải, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất, lâm nghiệp (LULUCF) và nông nghiệp).

Với mong muốn được đóng góp vào những nỗ lực chung của quốc gia, với sự hỗ trợ tài chính của Viện Friedrich-Ebert-Stiftung (Đức), CCWG tổ chức Hội thảo quốc tế: Pre-COP24: Cơ hội và thách thức trong việc rà soát và thực hiện NDC để bày tỏ quan điểm và đề xuất vai trò và phương thức mà các NGOs có thể tham gia và đóng góp vào quá trình hoàn thiện NDC trước khi diễn ra Hội nghị cấp cao của Liên Hợp Quốc về chống biến đổi khí hậu lần thứ 24 (COP 24) tại Ba Lan tháng 12 tới.

Dự kiến tại COP24 sẽ diễn ra các cuộc thảo luận về mức cam kết đóng góp giảm GHG của mỗi quốc gia trong quá trình rà soát và cập nhật NDC.

PV  
300 phụ nữ Thái Bình tham gia Hội thảo “Dinh dưỡng đủ đầy cho mẹ và bé”
WATF đề cao triết lý giáo dục tận gốc là giáo dục nhận thức
Chuyến bay đặc biệt mang trái tim từ TP. HCM ra Hà Nội cứu người
Nhà sáng lập TH School: Hãy xây dựng trường học trở thành “điểm chạm hạnh phúc”
Phó Cục trưởng Cục Báo chí: 'Sự chuyên nghiệp trong công tác tổ chức góp phần tạo nên uy tín của Press Cup'
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 25/11/2024
Bắc Bộ đón rét đậm, có nơi dưới 10 độ C
Đau vướng, khó chịu khi ăn uống, đi khám phát hiện điều không ngờ ở lưỡi
Cô gái trẻ nhập viện sau chầu nhậu liên hoan
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 24/11/2024
Cuộc sống thấp thỏm của 40 gia đình công nhân trong nhà tập thể dột nát
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 23/11/2024
Học sinh Hà Nội bảo vệ môi trường bằng mô hình tái chế sáng tạo
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Điểm mới của Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 7
Đêm trong rừng Cúc Phương
Nhà khoa học VinFuture: “AI thông minh hơn là an toàn hơn”
Chung tay 'tô cam' cùng TH hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 22/11/2024
Đẩy mạnh việc bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng
Xem thêm