Thứ tư, 03/04/2024 03:35
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 16/01/2023 06:00

Vì sao có người uống nước vào muốn đi tiểu, người nửa ngày không đi?

Có người vừa uống nước xong liền muốn đi tiểu, người còn lại uống nửa ngày không buồn đi. Ai khỏe mạnh hơn?

Quá trình hình thành nước tiểu

Quá trình tạo nước tiểu của thận được thực hiện thông qua 3 giai đoạn:

Quá trình lọc ở cầu thận.

Quá trình tái hấp thu các chất từ ống thận vào máu.

Quá trình bài tiết một số chất thải từ máu vào lại ống thận.

Nên đi tiểu bao nhiêu lần một ngày?

Nói chung, mọi người nên tiêu thụ 1500 - 2500 ml nước mỗi ngày. Tần suất đi tiểu bình thường từ 4 - 6 lần vào ban ngày và khoảng 2 lần vào ban đêm và tổng lượng không vượt quá 3000 ml. Nếu bạn đi tiểu hơn 8 lần trong 24 giờ thì được gọi là đi tiểu nhiều lần.

di tieu nhieu lan Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Bao lâu thì đi tiểu sau khi uống nước?

Trong trường hợp bình thường, thời gian từ khi uống nước đến khi đi tiểu bình thường là khoảng 45 phút. Trên thực tế, thời gian nước chuyển thành nước tiểu không cố định chính xác. Nó sẽ bị ảnh hưởng bởi trạng thái hiện tại của bạn, chẳng hạn như khí hậu, tâm trạng, lượng mồ hôi, thiếu nước và các yếu tố khác.

Vì sao có người uống nước xong liền muốn đi tiểu, người uống nửa ngày không đi?

Mức độ giãn cơ vòng bàng quang khác nhau

Nước tiểu được dự trữ trong bàng quang trước khi bài tiết ra ngoài, cơ vòng bàng quang giống như một công tắc vòi của bàng quang, từ đó kiểm soát ham muốn đi tiểu của con người.

Phụ nữ mang thai dễ bị tiểu nhiều lần và tiểu không tự chủ. Thực chất đó là do tử cung chèn ép lên bàng quang khiến cơ vòng trong bàng quang giãn ra, khó kiểm soát được cảm giác muốn đi tiểu.

Kích thước bàng quang khác nhau

Mỗi người có kích thước bàng quang khác nhau. Nếu như bàng quang tương đối lớn sẽ chứa nhiều nước tiểu. Khi nước tiểu tích tụ đến một mức độ nhất định sẽ kích thích đi tiểu nên dù uống nhiều nước họ cũng đi tiểu ít hơn.

Đối với những người có bàng quang nhỏ bẩm sinh, lượng nước uống không tỷ lệ thuận với số lần đi tiểu.

di tieu nhieu lan Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Thói quen đi tiểu khác nhau

Trên thực tế, thói quen đi tiểu của mỗi người là khác nhau, có người uống ít nước đã phải đi vệ sinh. Một số người có thói quen nhịn tiểu.

Ảnh hưởng tâm lý

Khi căng thẳng, chúng ta đi tiểu thường xuyên và lúc nào cũng muốn đi vệ sinh. Điều này là do trong trạng thái căng thẳng, quá trình lưu thông máu được đẩy nhanh, nồng độ hormone thay đổi và tần suất đi tiểu tăng lên.

Tác động khí hậu

Khi thời tiết chuyển lạnh, để duy trì nhiệt độ cơ thể, bàng quang sẽ vô tình co bóp khiến khả năng dự trữ bị giảm sút. Ngoài ra, khi thời tiết nóng, bạn sẽ đi tiểu ít hơn do đổ nhiều mồ hôi.

Cảnh giác với chứng tiểu tiện bất thường do các bệnh lý gây ra

Ví dụ, bệnh tiểu đường sẽ dẫn đến uống nhiều nước và đi tiểu nhiều lần hay nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt cũng dẫn đến đi tiểu nhiều lần. Vì vậy, chúng ta nên cảnh giác.

-> Vì sao mùa Đông quần áo nổ lét đét, mở cửa xe cũng bị điện giật?

T. Linh  
Ăn chay 2 tháng giúp tăng 300% ham muốn tình dục
Vì sao nam giới dễ bị rối loạn cương dương?
Vị trí mụn trứng cá tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Thói quen khi thức dậy của đàn ông dễ gây ung thư
Vì sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ?
Nhiễm trùng máu nguy kịch do ngạnh cá trê đâm vào tay
5 món ăn quen thuộc chứa cả 'ổ sán' khiến nhiều người phải nhập viện
Ngừng hút thuốc lá có thực sự gây tăng cân?
Trẻ nhập viện vì viêm phổi do virus hợp bào hô hấp lúc giao mùa
5 thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
4 bài tập đơn giản chữa đau ngón tay hiệu quả
Lý do khó ngờ khiến bạn đau đầu sau khi uống vang đỏ
Ngủ khỏa thân giúp giảm tiểu đường, tăng khả năng sinh sản
8 mẹo hay giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Rộ tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe': Bộ Y tế nói gì?
8 cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng 91% nguy cơ tử vong do tim mạch
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1
Xem thêm