Vì sao ăn nhiều vẫn thấy đói?
Rất nhiều người gặp phải tình huống ăn rất no nhưng chỉ lát sau lại cảm thấy đói. Thường xuyên có hiện tượng này chứng tỏ cơ thể đang mắc một số bệnh.
Sẽ rất khó chịu mặc dù bạn đã ăn đủ bữa nhưng lại không ngừng cảm thấy đói bụng. Cảm giác thèm ăn cứ "đeo bám" dai dẳng gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như hiệu quả công việc. Có nhiều nhân tố gây ra tình trạng này, chúng có thể là dấu hiệu của những căn bệnh bên trong.
Khó tiêu
Thường cảm thấy đói có thể do khó tiêu. Chứng khó tiêu là chỉ phương pháp ăn uống không hợp lý, thường xuyên ăn phải một số thức ăn khó tiêu, dễ dẫn đến phản ứng ngược trong cơ thể. Nếu xảy ra chứng khó tiêu, cần phải cải thiện một cách hợp lý, để ngăn chặn cảm giác đói rõ ràng.
Nếu nó liên quan đến chứng khó tiêu, có nghĩa là chất dinh dưỡng mà cơ thể cần không được cung cấp kịp thời. Nếu điều chỉnh cơ thể một cách hợp lý, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì các chức năng sinh lý bình thường có thể ngăn chặn cơn đói rõ rệt.
Ảnh minh họa.
Bệnh tiểu đường
Nếu chức năng tiêu hóa tốt nhưng bạn thường xuyên cảm thấy đói, có thể bệnh tiểu đường đang phát triển. Lượng đường huyết trong cơ thể bệnh nhân tiểu đường tăng cao, tổn thương tế bào bình thường rất rõ ràng, nhiều người sẽ cảm thấy đói cồn cào.
Nếu tình trạng này tồn tại, nên kiểm soát sự phát triển của bệnh tiểu đường một cách hợp lý, thông thường đường huyết sẽ trở lại trạng thái ổn định, cơ thể không dễ cảm thấy đói.
Cường giáp
Cường giáp cũng là một bệnh tương đối phổ biến, đây là bệnh do tuyến giáp tiết ra quá nhiều hormone. Bệnh này biểu hiện chủ yếu là trao đổi chất quá mức, ăn nhiều nhưng cơ thể lại sợ nóng nên thường xuyên bị đói.
Nếu xảy ra phải điều trị kịp thời thì các triệu chứng mới thuyên giảm, nếu không không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Ảnh minh họa.
Rối loạn chức năng tuyến tụy
Rối loạn chức năng tuyến tụy là một bệnh lý tương đối nghiêm trọng, nguyên nhân chủ yếu là do tuyến tụy bị tổn thương dẫn đến chức năng tiết ra các men tiêu hóa gặp vấn đề.
Khi tuyến tụy hoạt động không bình thường sẽ ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa khiến thức ăn chúng ta ăn vào không được tiêu hóa hết. Vì vậy cũng nhanh xảy ra hiện tượng đói.
Bệnh gan
Nếu cơ thể một người chức năng gan không bình thường cũng sẽ dẫn đến chán ăn, bởi vì gan là cơ quan giải độc và chuyển hóa quan trọng nhất trong cơ thể chúng ta, khi nó có vấn đề sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Trong số đó, mật do gan tiết ra cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến khó tiêu và các bệnh lý khác.
Nếu những vấn đề như vậy xảy ra trong cơ thể, các xét nghiệm gan phải được thực hiện kịp thời để hiểu mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Hạ đường huyết
Trong quá trình tiến triển của hạ đường huyết, bệnh nhân cũng thường xuyên cảm thấy đói, dễ hoảng sợ, run tay, yếu chân tay. Nếu là do hạ đường huyết, cần kịp thời uống thuốc hoặc ăn uống để cải thiện.