Thứ tư, 09/10/2024 10:25     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/08/2022 20:20

Uống thực phẩm chức năng làm đẹp, cô gái 25 tuổi biến dạng, suýt tử vong

Sau khi mua bộ thực phẩm chức năng với giá gần 5 triệu đồng uống để làm đẹp da, thải độc tố, cô gái 25 tuổi xuất hiện nhiều mụn nước, sốt li bì và cơ thể biến dạng kinh hoàng.

Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết, vừa cứu sống một trường hợp hoại tử thượng bì nhiễm độc (Hội chứng Lyell) nặng, tiên lượng tỉ lệ tử vong lên tới 50%.

Bệnh nhân là chị V.T. H. (25 tuổi, ngụ Lâm Đồng), đến khám trong tình trạng cơ thể mệt, trên da xuất hiện các ban đỏ, bóng nước và vết trợt chiếm hơn 60% diện tích cơ thể, kèm theo tổn thương niêm mạc mắt, miệng, mũi…

Bệnh nhân cho biết mình bị bệnh vảy nến, được người quen giới thiệu một số loại thực phẩm chức năng để điều trị, tăng cường sức đề kháng, làm đẹp da, thải độc tố… nên đã mua bộ 7 sản phẩm thực phẩm chức năng với giá gần 5 triệu đồng.

Sau khi sử dụng được khoảng 5 – 7 ngày thì xuất hiện các nốt ban nhỏ, lấm tấm… nhưng người bán nói là sản phẩm đang phát huy tác dụng thải độc tố nên chị tiếp tục dùng.

Tuy nhiên, đến ngày thứ 18, trong miệng chị xuất hiện nhiều mụn nước, cơ thể mệt mỏi, sốt li bì, xuất hiện nhiều vết trợt ngoài da… Tưởng sốt siêu vi nên chị mua thuốc hạ sốt về uống.

Sau đó, bệnh tình không khỏi mà các vết trợt da to hơn, nổi thành từng bọc nước, cơ thể đau nhức, cảm giác đau từng lỗ chân lông, từng sợi tóc... Chịu không nổi, chị H. được đưa cấp cứu tại một bệnh viện trước khi được chuyển đến Bệnh viện Da liễu TP HCM.

screen-shot-2022-08-12-at-114711-am-1660280285934

Các vết thương chiếm hơn 60% diện tích cơ thể bệnh nhân (Ảnh:BVCC)

BSCK2 Nguyễn Trúc Quỳnh, Khoa Lâm sàng 1 Bệnh viện Da liễu TP HCM, cho biết bệnh nhân được chẩn đoán hoại tử thượng bì nhiễm độc do sử dụng thực phẩm chức năng.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc là một phản ứng dị ứng thuốc nặng. Nguyên nhân là do sự đáp ứng miễn dịch bất thường của cơ thể với một vài loại thuốc hoặc chất chuyển hóa trong thuốc.

Do thời gian sử dụng thực phẩm chức năng khá lâu (18-21 ngày), nhập viện trễ, các vết trợt da chiếm hơn 60% cơ thể nên chị H. có nguy cơ tử vong cao, lên tới 50%.

Bệnh nhân sau đó được các bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tích cực, điều trị corticoid liều cao, kháng sinh mạnh, bù điện giải, bù dinh dưỡng…

Sau hơn 5 tuần điều trị tích cực, thương tổn da lành tốt, tình trạng chị H. mới ổn định.

screen-shot-2022-08-12-at-120014-pm-1660280489587

Sức khỏe bệnh nhân ổn định, da lành lại sau quá trình điều trị (Ảnh: BVCC)

Bác sĩ Quỳnh khuyến cáo, người dân không tùy tiện sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng. Thuốc chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thực phẩm chức năng chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và luôn cảnh giác với nguy cơ dị ứng.

Trong quá trình sử dụng, nếu xảy ra hiện tượng như ngứa, phát ban, nổi mề đay, khó thở, hoặc cảm thấy rất khó chịu, người bệnh phải ngưng ngay thuốc, đến bệnh viện thăm khám.

Khi đã bị dị ứng, tuyệt đối không dùng loại thuốc hay thực phẩm chức năng đó. Đồng thời, phải thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết tiền sử dị ứng và những loại thuốc đang dùng.

-->> Sản phụ cùng con 3 tháng tuổi uống thuốc diệt cỏ, nghi do trầm cảm sau sinh

Kim Ngân  
Mắc uốn ván nguy kịch do chủ quan vết xước đơn giản ở tay chân
Cách đưa suy thận độ 2 về bình thường của ông Ba
Đau tim, đột quỵ do... lười đánh răng
Bí quyết sạch mề đay, dịu ngay mẩn ngứa sau 4 ngày
Nhập viện nguy kịch sau khi dùng bát giác hơi chữa ung thư
Vì sao người trẻ ngày nay thường 'mong manh' hơn thế hệ trước?
Bệnh gút: Các giai đoạn tiến triển và cách điều trị
Những người giàu nhất thế giới chữa bệnh ở đâu?
Top các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày hiệu quả
Sau nhiều ngày mưa lớn, kiểm tra ngay 4 vị trí trong nhà tránh rước bệnh vào người
Việt Nam cần sớm đối phó với “đại dịch” thuốc lá mới
Sai lầm trong điều trị khiến dịch bệnh dễ bùng phát trong mùa bão lũ
Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Bảng giá tiêm phòng cho bà bầu mới nhất 2024
Suy giảm thính lực - Nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp
Giá tiêm vắc xin HPV là bao nhiêu, cần tiêm bao nhiêu mũi?
Ngộ độc, nguy cơ ung thư do thói quen uống quá nhiều nước mỗi ngày
Lịch tiêm chủng cho trẻ em từ 0 – 12 tuổi năm 2024 theo chuẩn của Bộ Y tế
Bảng giá tiêm chủng VNVC mới nhất năm 2024
Mệt mỏi sau cuộc 'yêu': Bình thường hay bất thường?
Xem thêm