Thứ năm, 26/12/2024 04:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 06/03/2024 06:00

Uống sữa buổi tối tốt cho sức khỏe nhưng 2 đối tượng phải tuyệt đối tránh

Nhiều người thường có thói quen uống sữa trước khi đi ngủ. Tuy nhiên, việc uống sữa và tiêu thụ các sản phẩm của sữa thường xuyên vào buổi tối cũng gây ra nhiều tác dụng phụ với sức khỏe.

Theo Tiến sĩ Deepali Sharma, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện CK Birla, New Delhi (Ấn Độ), uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ là thói quen từ rất lâu đời của con người và điều này cũng mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

sua 4

Ảnh minh họa

Uống sữa trước khi đi ngủ có tác dụng gì?

Sữa giúp ngủ ngon hơn

Sữa, cùng với các sản phẩm từ sữa khác, là nguồn cung cấp tryptophan - loại axit amin nổi tiếng với đặc tính thúc đẩy giấc ngủ. Tryptophan đóng vai trò là tiền chất để tổng hợp cả melatonin và serotonin trong cơ thể. Melatonin, thường được gọi là "hormone giấc ngủ", đảm bảo chu kỳ ngủ - thức được kiểm soát, tăng chất lượng giấc ngủ ban đêm.

Bên cạnh đó, serotonin có chức năng là chất dẫn truyền thần kinh đa diện, không chỉ góp phần điều chỉnh tâm trạng mà còn đóng vai trò then chốt trong việc kiểm soát sự thèm ăn, điều chỉnh giấc ngủ và nhận thức cơn đau.

"Sự kết hợp của các phân tử này tạo ra cảm giác yên bình, nhẹ nhàng, giúp bạn có giấc ngủ yên bình", chuyên gia này nhận định.

Tác dụng của tryptophan không chỉ giới hạn ở việc điều hòa giấc ngủ. Gan của bạn cũng sử dụng axit amin này để tạo ra niacin - thành phần không thể thiếu của phức hợp vitamin B3. Niacin cũng giúp chuyển hóa năng lượng và tổng hợp DNA, nuôi dưỡng các chức năng thiết yếu của cơ thể.

Làm đẹp da

Uống sữa trước khi đi ngủ còn có công dụng làm đẹp da. Bởi quá trình phân tác tế bào thường diễn ra vào ban đêm. Nên uống sữa trước khi đi ngủ sẽ cung cấp dưỡng chất cho làn da, có ích trong việc bài tiết chất cặn bã, tăng cường sản sinh nhiều tế bào da mới, đem lại làn da mịn màng, tươi sáng, làm chậm quá trình lão hóa.

Giảm căng thẳng

Một số nghiên cứu cũng phát hiện ra sữa làm giảm các triệu chứng lo âu và trầm cảm thường xuất hiện khi đi ngủ. Theo trang web về hướng dẫn cách ngủ ngon Colossal Sleep, tryptophan trong sữa giúp cơ thể giải phóng chất dẫn truyền thần kinh serotonin làm giảm lo lắng và thư giãn cơ thể.

Ngoài ra, protein lactium trong sữa có thể xoa dịu cơ thể bằng cách giảm huyết áp, thư giãn cơ bắp và giảm mức cortisol, một loại hormone được cơ thể tiết ra khi bị căng thẳng. Lactium có thể ảnh hưởng đến thụ thể não để giúp kiểm soát căng thẳng và lo lắng.

sua 9

Ảnh minh họa

Ai không nên uống sữa vào buổi tối?

Mặc dù uống sữa ấm có thể giúp ngủ ngon hơn nhưng nó có thể không phù hợp với nhiều người.

Người muốn giảm cân

Chuyên gia Sharma cho biết, uống sữa trước khi đi ngủ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và ảnh hưởng đến chức năng gan. Quá trình này tác động đến tốc độ trao đổi chất của cơ thể và có thể dẫn đến tích mỡ, tăng cân.

Uống sữa thường xuyên cũng góp phần làm tăng đáng kể lượng calo hàng ngày của bạn, điều này có thể gây tăng cân.

Uống sữa vào ban đêm thậm chí có thể kích hoạt giải phóng insulin do carbohydrate có trong sữa, có khả năng làm gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể bạn.

Phụ nữ bị thay đổi nội tiết tố

Thông thường, phụ nữ được khuyên không nên uống sữa trước khi đi ngủ nếu họ đang gặp phải bất kỳ sự thay đổi nội tiết tố nào. Việc uống quá nhiều sữa có thể khiến lượng đường trong máu tăng lên bằng cách kích hoạt các yếu tố tăng trưởng insulin, đặc biệt ở những người mắc hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Bên cạnh đó, sữa có chứa một lượng nhỏ các loại hormone khác nhau, bao gồm progesterone và estrogen có thể gây thay đổi nội tiết tố ở nữ giới.

Do đó, chỉ nên tiêu thụ sữa và các sản phẩm của sữa để hấp thụ giá trị dinh dưỡng của thực phẩm này nhưng nên ở mức độ vừa phải.

Ngoài ra, bạn cần bổ sung đủ các chất dinh dưỡng khác như protein và canxi để không gặp phải bất kỳ sự thiếu hụt nào ngay cả khi bạn cắt giảm lượng sữa tiêu thụ.

Phương Anh (Theo Healthshots)  
3 bệnh viện tại Quảng Ninh được xếp cấp chuyên sâu
Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Chuyên gia nói gì về thông tin chữa đột quỵ bằng cách dùng máy sấy tóc làm ấm gáy?
Thực hư dụng cụ nấu bếp bằng nhựa đen gây ung thư
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội: Hít phải nhiều khí độc, tổn thương đường hô hấp nặng
Cô gái 25 tuổi nhiễm trùng, hoại tử sau 3 tháng nâng mũi tại spa gần nhà
Sức khỏe 4 nạn nhân vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội hiện như thế nào?
4 bất thường khi đi lại cảnh báo sa sút trí tuệ từ 10 năm trước
Từ vụ cháy quán cà phê: Làm thế nào để thoát hiểm khi cửa chính bị lửa bao trùm?
Nén nỗi đau mất cha, hiến giác mạc giúp người mù lòa thấy ánh sáng
Suy gan thận nhập viện sau khi ăn lá lộc mại chữa táo bón
Vinmec cứu sống bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn muộn
Con người có thể sống tới 120 tuổi nhờ một liệu pháp
Trẻ mắc sởi, sốt xuất huyết nhập viện hàng loạt
Thời tiết lạnh gây cảm giác thèm ăn, tại sao?
Phái đẹp chia sẻ sẻ bí quyết tiện lợi chăm sóc sức khỏe, sắc đẹp những ngày cuối năm
Hơn 300 lọ virus thất lạc ở Australia nguy hiểm thế nào?
Hướng dẫn cách trị ù tai đơn giản tại nhà
Thức cả đêm vì nghi ngờ con dâu lấy trộm tiền, biết sự thật ai cũng thương cảm
Xem thêm