Ứng dụng và sản phẩm tế bào có tiềm năng phát triển tại Việt Nam
Nhiều nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào gốc được đánh giá có tiềm năng phát triển, mang đến nhiều lựa chọn mới trong công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe.
Phát biểu tại "Hội nghị Đảm bảo chất lượng nghiên cứu ứng dụng trị liệu tế bào và sản phẩm từ tế bào tại Việt Nam" do Cục Khoa học công nghệ và Đào tạo phối hợp cùng Bộ Y tế - Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 20/9, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức đánh giá, trong những năm vừa qua, hoạt động khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo ngành y tế đã có sự phát triển vượt bậc cả về số lượng và chất lượng, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Trong đó, công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, kỹ thuật mới, phương pháp mới nói chung và nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào đã bước đầu đưa ra các phác đồ mới, kỹ thuật mới, sản phẩm mới có tiềm năng, cung cấp thêm cho thầy thuốc các lựa chọn để áp dụng vào công tác khám bệnh, chữa bệnh, phục vụ hiệu quả cho công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức, các nước phát triển hiện nay mới chủ yếu cho phép nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng các phương pháp này, đặc biệt là tế bào gốc, còn việc ứng dụng vào điều trị được kiểm soát chặt chẽ bằng các quy định và luật pháp hết sức nghiêm ngặt.
"Trên cơ sở đó, hội nghị được tổ chức nhằm đánh giá thực trạng hoạt động nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào trong giai đoạn 2020-2024, hướng dẫn các văn bản pháp luật trong lĩnh vực nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng kỹ thuật mới, phương pháp mới, nghiên cứu ứng dụng tế bào, đặc biệt để tăng cường quản lý nghiên cứu ứng dụng trên lâm sàng, bảo đảm chất lượng tế bào sử dụng trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng"- Thứ trưởng Nguyễn Tri Thức nói.
Tại Hội nghị, đại diện Mescells và đại diện Hội Y học tái tạo và trị liệu tế bào Việt Nam đã đóng góp thảo luận cho nội dung tiêu chuẩn tế bào phục vụ nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng, nhằm mục tiêu đảm bảo tính an toàn, hiệu quả của các nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào.
Chia sẻ tại hội nghị, ông Nguyễn Hải Nam - Viện trưởng Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells cho biết: “Hiện tại ở Việt Nam đã có một số đơn vị có sự đầu tư khá bài bản cho công nghệ tế bào với hệ thống phòng lab, trang thiết bị hiện đại có tham gia vào các nghiên cứu, có thử nghiệm lâm sàng. Hội nghị có sự hướng dẫn về mặt các chính sách, có sự hướng dẫn về cách kiểm định, đánh giá chất lượng tế bào nhằm giúp cho các đơn vị y tế có nhìn đúng đắn, cũng như là có cách làm đúng đắn để làm công nghệ tế bào này một cách chuyên sâu và một cách chính thống, tránh được sự nhộm nhoạm của ứng dụng công nghệ tế bào trong thời gian vừa qua”.
Viện nghiên cứu ứng dụng Công nghệ tế bào Mescells là một trong những đơn vị tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Khoa Học Công Nghệ cấp phép về nghiên cứu công nghệ, liệu pháp tế bào trong Y học tái tạo. Mescells là Viện nghiên cứu được chuyển giao công nghệ tế bào độc quyền từ Nhật Bản. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả trong việc ứng dụng Công nghệ tế bào gốc như bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, cơ xương khớp, hệ thần kinh, hệ miễn dịch, một số loại ung thư,...
Mescells được đầu tư bài bản, xây dựng hệ thống phòng LAB theo tiêu chuẩn GMP-WHO, đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt tất cả các tiêu chí từ thiết kế cơ sở vật chất, thiết bị, môi trường, nhân lực đến kiểm soát các quá trình thu thập, xử lý, nuôi cấy, lưu trữ - bảo quản tế bào. Bên cạnh đó, Ngân hàng Mô Mescells là một trong những ngân hàng mô tư nhân đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động, được công nhận và hợp pháp trong hoạt động tiếp nhận, bảo quản, lưu trữ, vận chuyển mô mỡ, mô dây rốn.
Với thế mạnh về sản xuất, đánh giá, kiểm định chất lượng tế bào; quy trình chiết tách, nuôi cấy, lưu trữ tế bào; tiềm năng lưu trữ, tăng sinh tế bào, Mescells đang hướng tới trở thành đơn vị hàng đầu về nghiên cứu ứng dụng, đồng thời cung cấp tế bào đạt chuẩn cho các nghiên cứu và thử nghiệm.
Những đóng góp của Viện Nghiên cứu Ứng dụng Công nghệ Tế bào Mescells sẽ cùng thúc đẩy công tác nghiên cứu ứng dụng tế bào và sản phẩm từ tế bào phát triển đúng hướng, tuân thủ quy định pháp luật, hội nhập với khu vực và thế giới, đem lại nhiều kết quả thiết thực hơn nữa để phục vụ công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.