Thứ bảy, 18/05/2024 22:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 09/06/2021 16:50

Ứng dụng công nghệ 17 chức năng giúp Thừa Thiên Huế kiểm soát nhanh dịch bệnh

Ngoài thực hiện quyết liệt nguyên tắc phòng chống dịch, tỉnh Thừa Thiên Huế đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hỗ trợ người dân khai báo y tế, đăng ký lưu trú… góp phần giúp kiểm soát tốt tình hình dịch Covid -19 trên địa bàn.

Theo báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông tại hội nghị trực tuyến thường kỳ Ủy ban Quốc gia về Chính phủ điện tử, Thừa Thiên Huế là địa phương dẫn đầu trong toàn quốc về mức độ ứng dụng Công nghệ thông tin của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Đây cũng là tỉnh duy nhất trong 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chỉ số trên 0,9 điểm (0,9039 điểm), với vị trí thứ nhất và tăng 1 bậc so với bảng xếp hạng năm trước.

196099148_975777439839717_478225505899348575_n
199263249_323095276149852_246705717393074171_n

Khai báo y tế trên phần mền Hue-S giúp kiểm soát nhanh chóng tình hình dịch bệnh

Trong đợt dịch Covid-19 bùng phát trở lại vào cuối tháng 4, Thừa Thiên Huế là địa phương đã thực hiện quyết liệt các công tác phòng ngừa và ngăn chặn nguy cơ lây lan dịch từ cộng đồng. Qua các đợt dịch, số ca mắc trong cộng đồng rất ít hoặc khi có ca mắc, tỉnh cũng triển khai hiệu quả biện pháp khống chế, dập dịch một cách nhanh nhất.

Trong xuyên suốt quá trình phòng chống dịch, Ban chỉ đạo tỉnh này luôn kiên định 5 nguyên tắc chống dịch “Ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch” cùng với đó là sự nổi trội với việc ứng dụng công nghệ thông tin để truy vết, cách ly, kiểm soát các ca mắc Covid-19 từ bên ngoài vào, không để lây lan ra cộng đồng một cách tốt nhất có thể.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, Giám đốc sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thừa Thiên Huế, khi mới xảy ra dịch Covid-19, toàn tỉnh đã khẩn trương ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó có 2 kênh chính là Cổng Thông tin điện tử của UBND tỉnh và website Trung tâm giám sát điều hành đô thị thông minh (Hue-S) cùng 2 fanpage của 2 website này, để giúp người dân tiếp cận thông tin phòng chống dịch một cách nhanh nhất.

Đồng thời, kết hợp thêm mạng xã hội zalo, các nhóm trực tuyến đã giúp những đơn vị liên quan trao đổi với nhau và cung cấp thông tin về dịch cho các cơ quan báo chí nhanh nhất có thể, từ đó phổ biến rộng rãi đến người dân.

Đặc biệt, nhằm cung cấp kịp thời, chính xác thông tin, các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh đến với người dân, Thừa Thiên Huế đã triển khai ứng dụng công nghệ hỗ trợ thông qua nền tảng HueS để kết nối giữa chính quyền và người dân trên địa bàn.

“Khi dịch xảy ra, để khắc phục khó khăn trong khai báo y tế, Thừa Thiên Huế đã chủ động liên hệ với Bộ Y tế, Bộ Thông tin và Truyền thông để kết nối dữ liệu, thay vì khai báo trên các hệ thống của Bộ người dân trên địa bàn tỉnh có thể khai báo ngay trên ứng dụng Hue-S, dữ liệu sẽ được chuyển đến Bộ Y tế. Với hơn 400.000 người dùng trên địa bàn tỉnh, Hue-S đã tạo ra điểm cực kỳ thuận lợi để cho người dân khai báo y tế và lượng khai báo y tế trên địa bàn tỉnh tăng nhanh”, ông Sơn cho biết.

198402079_353352716122001_1856812129615234268_n

Người dân quét mã QR tại chốt kiểm soát dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sau khi dịch bùng phát mạnh, có nhiều vấn đề phát sinh đòi hỏi làm thế nào để quản lý được người và phương tiện ra/vào Huế và Hue-S đã tiếp tục phát triển thêm công cụ phục vụ khai báo y tế đối với vấn đề này.

Từ dữ liệu khai báo y tế, chính quyền các cấp sẽ nắm thông tin, đặc biệt là cấp xã, phường, tổ giám sát cộng đồng đối chiếu dữ liệu để kiểm tra có biến động nhân sự hay không. Điều này giúp cho việc quản lý người về các địa phương chặt chẽ hơn. Trường hợp có vấn đề phát sinh sẽ triển khai ngay biện pháp ngăn ngừa, hạn chế mức thấp nhất dịch lây lan ra cộng đồng.

Hiện tại, Hue-S đã hoàn thiện và cung cấp 17 chức năng phục vụ phòng chống dịch Covid-19 giúp người dân, cộng đồng tiếp cận và sử dụng một cách thống nhất các chức năng hỗ trợ phòng chống dịch. Người dân, doanh nghiệp chỉ cần cài Hue-S là có thể tiếp cận các thông tin, kỹ năng phòng chống dịch cũng như là các công cụ hỗ trợ giúp cho mỗi công dân chủ động phòng chống dịch cho bản thân, gia đình và cộng đồng được tốt hơn.

Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng đã thiết lập đường dây nóng 19001075 để tiếp nhận phản ánh của người dân trong công tác phòng chống Covid-19. Mọi công dân có vấn đề thắc mắc, phản ánh, kiến nghị liên quan đến dịch bệnh có thể gọi vào số điện thoại đường dây nóng này để được giải đáp, giải quyết, xử lý. Riêng từ 22/4 đến nay, hotline 19001075 đã tiếp nhận và hỗ trợ trên 21.000 lượt liên hệ của công dân liên quan đến công tác phòng chống dịch.

Đường dây nóng này vô cùng quan trọng, nhiều người ngoài tỉnh thông qua hotline này nắm thông tin chính sách mới cập nhật trước khi ra/vào Huế. Một số trường hợp người dân nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của mình, họ đã chủ động gọi và được hỗ trợ kịp thời.

Theo ông Nguyễn Xuân Sơn, thông tin phản ánh hiện trường của người dân thông qua Hệ thống giám sát điều hành đô thị thông minh, Hue-S và đường dây nóng 19001075 đã giúp cho chính quyền năm bắt thêm thông tin quan trọng về phòng chống dịch và có biện pháp xử lý đối với các trường hợp nghi ngờ mắc Covid-19 hoặc có biểu hiện khai báo không trung thực.

198686510_490195755537065_9130511042501069336_n

Việc quét mã QR giúp cơ quan chức năng nắm được lịch trình di chuyển nếu không may cá nhân nào đó mắc Covid-19.

Đối với khách đến du lịch, lưu trú, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo xây dựng app dùng cho tất cả các cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh để hỗ du khách khai báo y tế trực tuyến. Dữ liệu từ các nguồn đó được quản lý một cách toàn diện và được chính quyền địa phương nắm, theo dõi chặt chẽ.

Mới đây, cũng thông qua ứng dụng HueS, ngày 24/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thừa Thiên Huế đã có hướng dẫn đăng ký chương trình kết nối hỗ trợ công dân Thừa Thiên Huế gặp khó khăn tại TP.HCM và các tỉnh thành phía Nam.

Công dân ở các tỉnh, TP phía nam đang áp dụng Chỉ thị 16 gặp khó khăn, mất việc làm đăng kí thực tiếp tại ứng dụng Hue-S, chọn "Chống dịch bệnh" và chọn chức năng "Đăng ký hỗ trợ" (có thể nhờ người khác hỗ trợ đăng ký giúp). Hệ thống sẽ chuyển thông tin đăng ký về đến phường, xã của tỉnh Thừa Thiên Huế, nơi có gia đình, thân nhân người cần hỗ trợ để chính quyền địa phương kiểm tra, xem xét hỗ trợ. Sau đó chính quyền địa phương thực hiện hỗ trợ thông qua gia đình, người thân của người cần hỗ trợ hoặc chuyển tiền cho người cần hỗ trợ thông qua tài khoản đã đăng ký.

Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc hỗ trợ người dân khai báo y tế, đăng ký lưu trú, hỗ trợ tra cứu địa điểm thuộc diện cách ly tập trung khi công dân trở về địa phương hay ứng dụng công nghệ thông tin để phục vụ công tác truy vết dịch tễ, theo dõi lịch trình di chuyển của công dân,... đã góp phần giúp tỉnh Thừa Thiên Huế kiểm soát tốt tình hình dịch Covid-19 trên địa bàn.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.

Nguyễn Hiền  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm