Chủ nhật, 19/05/2024 00:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 28/01/2020 16:01

Tục xin chữ đầu năm có từ bao giờ?

Xin chữ đầu năm thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức của người Việt và mong muốn xin con chữ lấy may, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực Tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua”. Những câu mở đầu bài thơ “Ông đồ” của tác giả Vũ Đình Liên đã đi vào tâm thức nhiều người Việt khi gợi nhắc tới một phong tục tốt đẹp được người xưa truyền lại - xin chữ đầu năm mới.

Từ xa xưa, người Việt có truyền thống thờ chữ, rước chữ, chơi chữ và xin chữ. Trong đó, thờ chữ và rước chữ đối với những chữ của vua, được viết trong sắc phong. Dân gian thì chơi chữ, xin chữ từ các ông đồ vào dịp Tết cổ truyền.

Xin chữ đầu năm không phải một việc làm đơn giản mà thể hiện truyền thống trọng chữ nghĩa, trọng tri thức và mong muốn xin con chữ lấy may, cầu một năm tài lộc, phúc thọ đầy nhà.

tuc xin chu Giadinhvietnam (1)

Nhà thư pháp Cung Khắc Lược nhấn mạnh tuy mỗi thời đều có sự phát triển, xin chữ đầu năm vẫn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của người dân mỗi độ xuân về.

Người xưa khi muốn xin chữ đều khăn áo chỉnh tề, chuẩn bị lễ nhỏ (cau trầu, chè thuốc) đến nhà thầy đồ (người có học vị Tú tài được vua ban hoặc nho sĩ hay chữ, đức độ trong vùng được kính trọng).

Người xin chữ vừa mong được phúc của người cho chữ, vừa mong xin được chữ đúng với tâm nguyện phấn đấu của gia đình và bản thân.

Thầy đồ xem xét tâm tư nguyện vọng của người xin chữ mà cho chữ thích hợp. Mỗi chữ viết ra bằng cả "trí", "thần", "lực" của ông đồ nên ngoài ý nghĩa tốt lành, còn là tác phẩm nghệ thuật thư pháp.

Một quan niệm cũng được lưu truyền từ lâu là ai không đi xin chữ nhưng được thầy đồ gọi vào cho chữ mới thật là có "lộc chữ", cả năm sẽ đạt được nhiều điều may mắn, như ý.

tuc xin chu Giadinhvietnam (2)

Xin chữ đầu năm là nét văn hóa đẹp của người Việt từ xa xưa.

Ngày nay, khi văn hóa thư pháp trở nên phổ biến hơn, mọi người không cần đến nhà thầy đồ mà tới những địa điểm gọi là "phố ông đồ" để xin chữ từ mùng 2 Tết trở đi.

Bên cạnh những thầy đồ lớn tuổi áo the khăn xếp, các "ông đồ" trẻ cũng xuất hiện với hình ảnh hiện đại và con chữ sáng tạo, bay bổng.

Ngoài việc cho chữ, ông đồ cũng giảng giải ý nghĩa từng chữ để người xin chữ hiểu hơn ý nghĩa sâu sắc được lồng trong những nét mực uyển chuyển.

Chữ thường được viết trên nền giấy đỏ, bởi màu đỏ, theo quan niệm của người phương Đông từ xa xưa, là màu của sự sống, sự tái sinh và biểu tượng của sự may mắn.

Nhà thư pháp Cung Khắc Lược - một trong tứ trụ thư pháp Việt Nam - nhấn mạnh tuy mỗi thời đều có sự phát triển, đến nay xin chữ đầu năm vẫn là nét văn hóa truyền thống tốt đẹp nhất của người dân mỗi độ xuân về.

-> Năm Tý tản mạn về Chuột

Xem thêm: Á hậu Kiều Loan chào xuân Canh Tý với màn mashup trending sôi động.

Theo Zing.vn  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm