Thứ bảy, 21/09/2024 05:53     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 02/08/2014 16:38

Tục chết chung hòm kỳ lạ ở Vũng Tàu

Người dân làng biển Long Sơn (Vũng Tàu) theo đạo ông Trần có tục lệ rất kỳ lạ: Những người chết đều được táng chung trong một chiếc hòm trước khi đưa xuống mồ huyệt.

Làng biển Long Sơn nằm dưới chân núi Nứa, thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu. Đây chính là nơi lưu giữ những lễ nghi, phong tục độc đáo của những người theo đạo “Ông Trần”. Ông Trần còn được gọi là ông Nhà Lớn, người có công khai hoang lập nên làng Long Sơn ngày nay.

Các tài liệu lịch sử tại Nhà Lớn ghi lại rằng, tên thật của ông Trần là Lê Văn Mưu, sinh năm 1856, tại làng Thiện Khánh, tổng Hà Thành, quận Giang Thành, tỉnh Hà Tiên (nay là Kiên Giang). Ông là nghĩa binh chống Pháp vùng Bảy Thưa – Láng Linh (nay thuộc An Giang) do quản cơ Trần Văn Thành thống lĩnh.

tuc-chet-chung-hom-ky-la-o-vung-tau-giadinhonline.vn 1

Cổng vào Khu di tích Nhà Lớn. Ảnh Motthegioi.

Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, nghĩa binh bị truy sát gắt gao, ông Lê Văn Mưu phải lưu lạc, lánh nạn khắp nơi. Đến năm 1900, ông cùng gia quyến đã vượt biển đến định cư dưới chân núi Nứa, lập nên ấp Bà Trao, nay là xã Long Sơn. Hiện, chiếc thuyền ông Lê Văn Mưu dùng để vượt biển còn gọi là Ghe Sấm, vẫn được lưu giữ và trưng bày tại Nhà Thuyền ở khu di tích Nhà Lớn.

Sở dĩ gọi ông Lê Văn Mưu là “Ông Trần” vì ông có thói quen đi chân trần, để đầu trần. Tuy giàu có, làm chủ một vùng, nhưng ông suốt ngày lao động, đầu tắt mặt tối cùng người dân. Hơn nữa, việc đi chân trần, để đầu trần còn mang ý nghĩa “đầu đội trời, chân đạp đất” của bậc anh hùng ngày xa xưa. Người dân Long Sơn thường gọi tôn kính ông Trần bằng độc nhất một chữ “Ông”.

Ơn của Ông rất lớn, nên sau khi Ông mất, trong dân gian đã hình thành tín ngưỡng đạo “Ông Trần”. Đạo Ông Trần độc đáo ở chỗ không hề có chuông mõ, kinh kệ, giáo lý, không mê tín dị đoan mà chỉ là những lời dạy được truyền khẩu qua nhiều đời về đạo đức, lối sống.

Người theo đạo Ông Trần không bị buộc phải “li gia cắt ái” mà vẫn được phép lấy vợ, lấy chồng, xây dựng cuộc sống gia đình như bình thường. Và tục “chết chung hòm” nổi tiếng ở Long Sơn cũng chính do ông Trần đặt ra và khuyên răn người dân nên lưu truyền. Theo bà Lê Thị Kiềm thì tục này bắt nguồn từ câu Ông Trần đã dạy “sống đồng tịch đồng sàn, chết đồng quan đồng quách”.

tuc-chet-chung-hom-ky-la-o-vung-tau-giadinhonline.vn 2

Bà Lê Thị Kiềm – Chủ nhân đời thứ 4 của Nhà Lớn. Ảnh Motthegioi.

Khi một gia đình trong làng báo có tang, thì những người hàng xóm xung quanh liền cùng nhau sang giúp đỡ. Người lo khăn áo, người chạy đi thỉnh chiếc “bao quan dùng chung” để về khâm liệm thi hài … và đám tang được gọi là “đám xác”.

Cụ Võ Văn Chót cho biết: “Người chết không được bao bọc trong quan tài, nhưng có quấn chiếu theo nghi thức hết sức nghiêm cẩn”. Theo đó, thi hài được quấn trong 3 lớp. Lớp thứ nhất là 4 thước 5 vải trắng, lớp thứ hai là một đôi chiếu, lớp thứ 3 là 4 thước 5 vải đỏ. Sau đó quấn tiếp bằng 5 nuột vải trắng, gọi là “võng thân” – dùng để đưa thi hài xuống huyệt.

tuc-chet-chung-hom-ky-la-o-vung-tau-giadinhonline.vn 3

Cụ Võ Văn Chót và chiếc bao quan dùng chung của người dân làng biển Long Sơn. Ảnh Motthegioi.

Theo bà Lê Thị Kiềm, vị chủ Nhà Lớn đời thứ tư thì Ông Trần dạy làm đám xác như vậy ngoài triết lý chết “đồng quan đồng quách”, còn để dân nơi đây tập tính tiết kiệm. Bà Lê Thị Kiềm cho biết thêm: “Xưa ông dạy “sáng tử chiều táng, chiều tử sáng táng”, nên đám xác ở đây được tiến hành rất nhanh, trong vòng 24 giờ đã xong xuôi, hoàn tất. Không cần coi ngày, coi giờ cũng không giữ thi hài quá lâu như những nơi khác”.

Và do an táng nhanh, không cúng bái, giết gà, mổ heo đãi khách linh đình nên hầu như đám xác ở Long Sơn rất ít khi tốn kém. Người phụ giúp chỉ dùng bữa cơm đạm bạc với gia chủ hữu sự rồi về. Và độc đáo hơn, nghi thức xả tang được thực hiện ngay sau khi chôn người đã khuất.

Trong khi xã hội ngày càng nhiều những đám tang xa hoa, phung phí, những khu lăng mộ được xây dựng hoành tráng để khuếch trương thanh thế liên tục mọc lên, thì tục an táng nhanh gọn, vừa tiết kiệm lại vừa mang những triết lý sâu xa của người làng Long Sơn quả thật khiến người ta phải nể phục.

Phương Thảo (tổng hợp theo Một thế giới)

Tags:
Đổi máy 4G miễn phí cho người dân, ưu tiên vùng bão lũ
Giảm 1% lãi vay cho doanh nghiệp bị thiệt hại bởi bão Yagi
Lợi thế đắt giá đến từ vị trí của phân khu Victoria
Viettel Store tung ưu đãi đặt trước iPhone 16 Series chỉ từ 17.990.000 đồng
Nestlé Việt Nam tri ân người nông dân trồng cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên
Sun Group hợp tác chiến lược với thương hiệu danh tiếng của Đức về sản xuất bia
Lên đời VF 8 Lux, khách hàng được ưu đãi lên tới 217 triệu đồng
Ưu đãi tới 217 triệu đồng dành cho gia đình mua VF 8 Lux
Tính năng Quỹ nhóm HDBank xua tan nỗi lo quản lý thu chi tiền quỹ
Nhà mạng đầu tiên khôi phục hoàn toàn vùng biển đảo bị ảnh hưởng bão Yagi
Hyundai Santa Fe 'lột xác' với phiên bản mới, giá bán từ hơn 1 tỷ đồng
Doanh nghiệp Việt đạt mốc 80.013 nhân sự trên toàn cầu
Proparco nâng mức tài trợ cho HDBank lên 100 triệu USD, củng cố mục tiêu phát triển bền vững
Một chạm để thanh toán với thẻ ngân hàng trên Apple Pay
Loài ngựa cao nhất thế giới chào đời tại Vinpearl Horse Academy
Khởi công cụm công nghiệp Thọ Minh hơn 15 ha tại Thọ Xuân, Thanh Hóa
Land Rover giới thiệu mẫu Range Rover Velar mới tại Việt Nam
BIC tạm ứng gần 1 tỷ đồng bồi thường bảo hiểm TNDS trong vụ sạt lở tại Cao Bằng
Giải mã 3 yếu tố làm nên định vị cao cấp của Trà trái cây TH true TEA mới
Vé máy bay Tết 2025 khi nào mở bán?
Xem thêm