Chủ nhật, 19/05/2024 22:36
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 08/04/2021 06:00

Truyền thống hiếu học ngàn đời của "làng làm quan" giữa lòng Hà Nội

"Lắm quan Kẻ Mọc, lắm thóc Mễ Trì" là câu ca dao khi nói về truyền thống hiếu học, thành đạt của người dân làng Mọc trong lịch sử ngàn năm văn hiến của đất Thăng Long xưa.

Văn hóa Kẻ Mọc xưa

Mảnh đất làng Mọc Quan Nhân xưa, nay là phường Nhân Chính (quận Thanh Xuân, Hà Nội) với những giá trị truyền thống của làng qua các di tích lịch sử và lễ hội văn hóa, tín ngưỡng ngàn năm vẫn chảy hiền hòa như ao sen trước sân đình làng Mọc.

Nhắc đến làng Mọc Quan Nhân không thể không nói tới đình làng. Ngôi đình tọa lạc tại vùng Kẻ Mọc xưa nằm bên rìa phía Nam thành Thăng Long với bề dày lịch sử gần 4 thế kỷ không chỉ là một danh thắng được nhiều người biết tới mà còn là chốn sinh hoạt cộng đồng mang tính làng xã tiêu biểu của vùng đất kinh kỳ xưa.

Lang-lam-quan (9)

Lễ hội truyền thống 5 làng Mọc với nhiều nghi thức độc đáo.

Theo văn bia và những bản sắc phong còn lưu giữ lại, Đình được xây dựng vào năm Chính Hòa 22 (1701) thời Lê Mạt. Hiện nay, tại đây còn bảo quản được Văn chỉ để thờ các vị tiên hiền, hàng chục bức Hoành phi (đại tự), 12 bản sắc phong và những đôi câu đối ghi trên cốt đá, minh chứng cho sự cổ kính trải dài qua gần bốn thế kỷ.

Năm 1989, đình được nằm trong danh mục quần thể di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di sản văn hóa cấp quốc gia.

Hàng năm, vào tháng Giêng người dân làng lại nô nức tổ chức lễ hội và đình Quan Nhân được chọn làm nơi khởi đầu cho lễ rước kiệu Thánh Ông - Thánh Bà. Điều này thể hiện sự ngưỡng vọng của người dân với công lao phù trợ của các vị thánh thần, đem lại yên bình, ấm no cho người dân nơi đây.

Lang-lam-quan01

Các giai nam rước kiệu Đức Thánh Ông. Các giai nữ rước kiệu Đức Thánh Bà trong ngày hội 5 làng Mọc.

Người làng Mọc Quan Nhân cùng các làng Mọc khác trong vùng sớm có truyền thống yêu nước, chống các giặc ngoại xâm, như giặc Nam Chiếu (thế kỷ IX), giặc Minh (thế kỷ XV), Thanh (cuối thế kỷ XVIII).

Theo ông Nguyễn Uyển - Phó tiểu ban quản lý di tích đình Quan Nhân, Trưởng ban Văn hóa làng Mọc Quan Nhân cho biết, vào ngày 10/2 Âm lịch hàng năm, các dòng họ sẽ vào làm lễ dâng hương ở đình và phủ, gồm 49 dòng họ chính gốc ở làng và 5 dòng họ bách tính (là những người không phải gốc làng Mọc, nhưng đến sinh sống và thành lập dòng họ tại đây).

Vào những dịp lễ Tết đặc biệt trong năm như đêm Giao thừa, ngày mùng Một Tết Nguyên đán, ngôi đình trở thành nơi tụ hội để mọi người gặp gỡ, giao lưu, chúc nhau một năm mới thịnh vượng, thắp nén hương đầu năm cầu phúc cho gia đình mọi sự tốt lành.

Truyền thống hiếu học của làng Mọc

Tiếp nối truyền thống "quan Kẻ Mọc" của vùng đất Thăng Long xưa, hiện nay hơn 50 dòng họ đã tiếp nối trôi chảy truyền thống hiếu học, hiếu thảo mà cha ông để lại xứng danh "làng làm quan".

Tiêu biểu là 2 dòng họ Đỗ Đình (gồm 6 chi) và Nguyễn Đình (gồm 4 chi), liên tục được các cấp, ngành của phường, quận và thành phố khen tặng "Dòng họ hiếu học".

Ông Nguyễn Đình Dự (73 tuổi) - Trưởng họ Nguyễn Đình cho biết, dòng họ đã về làng từ cuối thế kỷ 16 và nổi trội với nhiều người đỗ đạt, một số người làm đến chức tuần phủ, tổng đốc. Tiếp nối truyền thống ấy, các thế hệ sau của dòng họ đã cố gắng học tập, trở thành phó giáo sư (1 người), tiến sĩ (3 người), các sĩ quan cấp tướng và hàng trăm cử nhân đại học, có gia đình tất cả đều là cử nhân.

Lang-lam-quan (5)

Mảnh đất làng Mọc Quan Nhân vẫn còn giữ được truyền thống văn hóa của Thăng Long xưa.

Có được điều đó chính là nhờ già trẻ lớn bé đồng lòng phát huy khuyến học, noi gương 5 điều răn dạy của bậc tiền nhân: Khiêm tốn trong ứng xử, không tự tôn chữ “Nhất” với các dòng họ trong bản thôn; Cấm dùng từ “đầu đinh”, gái trai dâu rể đều bình đẳng; Cấm ghi chức tước vào tộc phả; Cấm dùng từ “con hầu”, tôn trọng phụ nữ; Cấm cản trở, phải động viên, tạo điều kiện cho con cháu theo đường học hành.

Đặc biệt, việc giáo dục các thành viên từ trong gia đình cũng được dòng họ này coi trọng. Bởi bố mẹ, ông bà chính là những người đầu tiên con cháu noi gương. Giáo dục từ trong gia đình rất quan trọng. Điều đó giúp cháu con luôn giữ được lề văn hóa, biết về truyền thống dòng tộc.

“Lời nói răn dạy các cháu phải thật khéo, “nắn tre phải nắn từ từ”. Đồng thời, dịp hội tụ anh em trong dòng họ như ngày giỗ Tổ, lễ Tổ và 3 ngày Tết là “cơ hội” để già trẻ được giao thoa, thấu hiểu nhau, truyền thống gia đình, dòng họ được lan tỏa. Làm được những điều này, là dòng họ đã giữ được nếp người Việt, nếp dòng họ, nếp nhà”, ông Nguyễn Đình Dự bày tỏ.

Lang-lam-quan (1)

Truyền thống khuyến học, khuyến tài của nhiều dòng tộc tại làng Mọc Quan Nhân vẫn được duy trì.

Khác với cách làm truyền thống của các dòng họ khác là thường xuyên lấy ý kiến, đóng góp của tầng lớp cao niên trước, anh Đỗ Đình Thu - Trưởng tộc họ Đỗ làng Mọc Quan Nhân lại chọn cách nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của lớp trẻ trong dòng họ.

Theo anh Thu, khi thanh niên đã đồng lòng, thì chắc chắn các bậc cha, chú lớn tuổi cũng sẽ hào hứng ủng hộ, vì người già thường ngại con cháu bận việc riêng mà không tham gia việc làng, việc họ.

"Dòng họ Đỗ sớm nhận thức về tầm quan trọng của tri thức nên đã lập ra Ban khuyến học nhằm khơi dậy lòng tự trọng, niềm tự hào của thành viên trong họ tộc và gắn kết giữa các thế hệ, dòng họ ấn định ngày khen thưởng các cháu có thành tích học tập xuất sắc vào dịp chuẩn bị năm học mới. Ngày trao phần thưởng phải là ngày hội của các cháu”, Trưởng tộc họ Đỗ làng Mọc Quan Nhân cho biết.

Buổi lễ tuyên dương được tổ chức trang trọng tại nhà thờ họ, bắt đầu bằng nghi lễ thắp hương tổ tiên và ôn lại truyền thống hiếu học. Việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc gắn kết các thành viên, nhất là giữa con cháu với các bậc tiền bối.

PGS. TS văn hóa học Phạm Ngọc Trung - Nguyên Trưởng khoa Văn hóa - Phát triển, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết, xã hội không ngừng phát triển, sự giao thoa về văn hóa ngày càng nhiều. Những giá trị truyền thống xưa không những được bảo tồn, gìn giữ qua các di tích lịch sử, văn hóa mà còn được gắn với đời sống và sự phát triển của con người hiện đại.

"Hơn 50 dòng họ đang ngày ngày lấy sự đỗ đạt của các bậc tiền nhân để dạy dỗ cho con cháu chính là cách tiếp nối tiếp nối và phát huy được truyền thống hiếu học, vinh danh người tài, lao động giỏi, đoàn kết, không chỉ của làng làm quan Quan Nhân, mà còn là bài học hay để nhà nhà, người người, dòng họ áp dụng", PGS.TS Phạm Ngọc Trung nói.

Nam Anh  
Tuần Lễ Vàng 2024: Thắp sáng ước mơ gia đình hiếm muộn
Viêm tuỵ cấp do thói quen đàn ông hay mắc khi vào hè
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Xem thêm