Thứ năm, 21/11/2024 20:37     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 06/08/2023 05:00

Trời nóng 40 độ vẫn đắp chăn ngang bụng khi đi ngủ, vì sao vậy?

Bất kể lạnh hay nóng, nhiều người vẫn giữ thói quen đắp chăn ngang bụng vì cho rằng họ không cảm thấy an toàn nếu không làm như vậy.

Ngay cả trong mùa hè vẫn cần đắp bụng. Liệu thói quen này có thực sự hữu ích cho sức khỏe hay chỉ đang làm những việc vô bổ?

Tháng 7 năm 2023, Li Mengyang, một bác sĩ điều trị tại Khoa Châm cứu Bệnh viện Chăm sóc Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em chia sẻ rằng mùa đông cần ấm lưng, mùa hè cần ấm bụng. Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng lưng thuộc dương, bụng thuộc âm, cho nên dương khí trong bụng tương đối ít, khi ngủ, để giữ ấm, phòng ngừa hàn tà xâm nhập, nhất định phải bảo vệ bụng.

Mùa hè nóng ntại sao vẫn cần che bụng?

Vào mùa hè, phần lớn dương khí trong cơ thể con người đều phân tán trên bề mặt cơ thể, mà dương khí trong bụng tương đối ít, cho nên rất dễ bị cảm lạnh.

Hơn nữa, trên bụng có một bộ phận rất quan trọng, đó là rốn. Bác sĩ Chen Murong cũng nhắc nhở cha mẹ nên giữ ấm cho con khi ngủ như mặc áo dài tay hay dùng chăn bông che rốn để giữ ổn định nhiệt độ cơ thể. Sở dĩ nên bảo vệ rốn vì đó là trung tâm của cơ thể, gần các cơ quan nội tạng và được bao phủ bởi nhiều dây thần kinh, mạch máu nên rất dễ bị tổn thương.

Rốn không có cơ, mô mỡ, có nhiều mạch máu, da mỏng, nhạy cảm, là khu vực tương đối yếu ớt và rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm lạnh. Việc giữ ấm rốn sẽ giúp tránh tiêu chảy, cảm lạnh, không chỉ riêng trẻ con mà còn đối với mọi người.

Phương pháp chăm sóc sức khỏe khi lạnh bụng

Nếu chẳng may vùng bụng bị nhiễm lạnh sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng, đầu tiên là chướng bụng và đau.

Nếu mùa hè bạn không giữ ấm bụng hoặc thích ăn đồ lạnh, tà lạnh sẽ làm tổn thương tỳ dương, khi ăn sẽ bị đau bụng, sợ lạnh và dễ cáu gắt.

Còn có một tình huống khác, do dạ dày là tạng phủ chứa nhiều khí huyết nên khi gặp tác nhân gây bệnh lạnh sẽ dễ ảnh hưởng đến cơ chế sinh khí của tỳ vị, khí trệ ở tỳ vị sẽ gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể, đầy bụng dưới, tăng nhu động ruột, chướng bụng, tiêu chảy,…

che bung khi ngu Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Ngoài việc đối phó với cảm giác khó chịu do lạnh bụng, bạn cũng có thể học cách chăm sóc sức khỏe đơn giản hàng ngày.

Phương pháp cụ thể: Hai tay chồng lên nhau, ấn vào rốn, dùng lực vừa phải, đồng thời thở tự nhiên, xoa vùng bụng quanh rốn theo chiều kim đồng hồ. Đối với những người lười vận động vào các ngày trong tuần, nên dùng hai lòng bàn tay luân phiên vỗ vào bụng giữa và bụng dưới (mỗi giây một lần) trong 20 phút trong thời gian rảnh rỗi hoặc đi dạo, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất ở bụng.

Giữ ấm vùng bụng là rất cần thiết, nhất là vào mùa hè, nếu không chú ý sẽ thu hút hàn tà, tỳ vị lạnh chỉ là một phương diện, còn có thể gây cảm mạo, phát sốt, ảnh hưởng đến cuộc sống bình thường.

-> Đàn ông "3 không" khi thức dậy chứng tỏ sống thọ

T. Linh  
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Chảy nước dãi khi ngủ cảnh báo bệnh gì?
Luôn nghĩ mình tài giỏi, cô gái trẻ 'té ngửa' khi đi khám bác sĩ tiết lộ điều này
Người già gãy xương khớp háng nguy hiểm thế nào, phòng tránh ra sao?
Hơn 30.000 người Việt tử vong do tai nạn thương tích mỗi năm
Trẻ mắc sỏi bàng quang hiếm gặp do bố mẹ tự ý chữa tại nhà
Xem thêm