Tiền lương trong thẻ ATM có phải chia khi ly hôn?
Liệu để tiền trong ATM thì khi ly hôn thì số tiền đó có coi là tài sản chung để chia?
HỎi: Công ty của bố tôi trả lương qua thẻ ATM từ năm 2014. Từ đó đến giờ tiền lương, thưởng bố tôi đều giữ trong thẻ ATM, phí sinh hoạt đều do lương của mẹ tôi chi trả. Khoản tiền lương trong thẻ ATM giờ cũng là một khoản tiền lớn. Bố mẹ tôi đang có ý định ly hôn, xin hỏi Luật sư, số tiền trong thẻ ATM có được coi là tài sản chung để chia khi ly hôn không?
Số tiền trong thẻ ATM có được coi là tài sản chung để chia khi ly hôn không?
TRẢ LỜI:
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình thì: “1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung …”.
LS Đặng Thành Chung (Công Ty Luật An Ninh - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội)
Mặt khác, khoản 1 Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình quy định tài sản riêng của vợ, chồng như sau:
“1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ chồng”.
-> Bố mẹ ngược đãi con cái bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ vào hai quy định trên, tiền lương được xác định là thu nhập do lao động, và được xếp vào tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, nếu bố mẹ bạn không có thỏa thuận gì về số tiền này thì khi bố mẹ bạn ly hôn thì số tiền lương của bố bạn sẽ được tính đến để chia tài sản chung theo đúng quy định của pháp luật Hôn nhân và gia đình.
Video Mẹ nhẫn tâm kéo lê con trên đường để "trừng phạt"