Thứ ba, 29/04/2025 10:54     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/02/2024 05:00

Thường xuyên thức dậy trước báo thức có phải là dấu hiệu sức khỏe?

Việc tỉnh dậy trước báo thức thường không phải là điều đáng lo ngại. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc thức dậy trước báo thức có thể là dấu hiệu rối loạn giấc ngủ.

Đôi khi, đồng hồ báo thức là thứ duy nhất có thể giúp nhiều người tỉnh dậy đúng giờ. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp khác, chúng ta có thể thức dậy vài phút trước khi chuông báo thức kêu. Việc này thường xuyên diễn ra khiến không ít người lo lắng liệu đây có phải dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe.

bao thuc 1

Ảnh minh họa

do tỉnh dậy trước báo thức

Max Kirsten, chuyên gia về giấc ngủ tại London, Vương quốc Anh giải thích: "Cơ thể của bạn hoạt động theo chu kỳ ngủ - thức tự nhiên được gọi là nhịp sinh học. Nhịp sinh học bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như tiếp xúc với ánh sáng, thời gian bữa ăn và thói quen hằng ngày. Cơ thể mỗi người có một chiếc đồng hồ bên trong, điều chỉnh khi nào cơ thể cảm thấy buồn ngủ và khi nào thức dậy một cách tự nhiên".

Nếu thường xuyên thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, cơ thể có thể bắt đầu dự đoán việc thức dậy vào thời điểm đó, phù hợp với nhịp sinh học của bạn. Vì vậy, thức dậy ngay trước khi đồng hồ báo thức kêu có thể đơn giản là đồng hồ bên trong cơ thể báo hiệu rằng đã đến giờ để thức dậy dựa trên lịch trình ngủ thường xuyên của mỗi người.

Chuyên gia Max cho biết thêm: "Giấc ngủ diễn ra theo chu kỳ, mỗi chu kỳ bao gồm các giai đoạn khác nhau: ngủ nhẹ, ngủ sâu và ngủ REM (chuyển động mắt nhanh). Các chu kỳ này thường kéo dài khoảng 90 phút mỗi chu kỳ. Thức dậy trong giai đoạn ngủ nhẹ giúp bạn dễ dàng thức dậy hơn với cảm giác sảng khoái và tỉnh táo hơn".

Tỉnh dậy trước báo thức cũng có thể có nghĩa là cơ thể đã hoàn thành một chu kỳ ngủ và đang chuyển sang giai đoạn “ngủ nhẹ” hơn để chuẩn bị thức dậy.

bao thuc 2

Ảnh minh họa

Tuy nhiên, việc thức dậy sớm hơn mức cần thiết cũng có thể là do căng thẳng hoặc lo lắng. Max cho biết: "Nhiều người thường lo lắng về việc ngủ quên hoặc có kế hoạch quan trọng cho ngày hôm sau nên cơ thể tỉnh táo hơn khi đến gần giờ thức dậy, khiến bạn thức dậy sớm. Các hormone gây căng thẳng như cortisol có thể phá vỡ giấc ngủ và khiến bạn khó ngủ hơn trước khi chuông báo thức reo".

Hơn nữa, thức dậy sớm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bản thân cần ưu tiên ngủ nhiều hơn để tránh tình trạng "thiếu ngủ", điều này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe theo thời gian.

Tỉnh dậy trước báo thức có tốt không?

Nếu việc tỉnh dậy trước khi chuông báo thức reo khoảng vài phút, thậm chí là vài giây khiến bạn cảm thấy tinh thần thoải mái, nhẹ nhàng thì chứng tỏ bạn vừa có một giấc ngủ ngon. Việc thức dậy vào khung giờ cố định mà không cần đến báo thức dần dần sẽ đem lại lợi ích cho tinh thần và sức khoẻ. Bạn sẽ dễ dàng tỉnh táo và bắt đầu một ngày mới với nhiều năng lượng hơn.

Tuy nhiên, nếu thường xuyên tỉnh dậy trước báo thức khoảng 2 - 3 giờ thì đây được xem là lời cảnh báo cơ thể đang bị rối loạn giấc ngủ. Bạn nên đến bệnh viện hoặc các phòng khám để thăm khám và chữa trị kịp thời.

Max nói thêm: "Nếu bạn thấy mình thường xuyên tỉnh dậy trước báo thức và cảm thấy mệt mỏi trong ngày, bạn nên điều chỉnh thói quen ngủ hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe để đánh giá thêm".

bao thuc 3

Ảnh minh họa

Làm gì để thức dậy đúng giờ?

Điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ

Thông thường, cơ thể chúng ta có chu trình ngủ - thức như như sau: Tăng protein PER, tăng dần huyết áp và lượng hormone căng thẳng mỗi khi thức giấc. Ngược lại, khi buồn ngủ thì protein PER sẽ giảm xuống, nhịp tim dần chậm lại.

Vì vậy, việc điều chỉnh giờ giấc đi ngủ và thức dậy hợp lý, sẽ làm cho đồng hồ sinh học hoạt động một cách theo chu kỳ. Một người thường xuyên đi ngủ lúc 10 giờ và thức dậy lúc 6 giờ sáng sẽ làm cho cơ thể tự điều chỉnh lượng protein PER theo đúng như một thói quen. Vậy nên, thói quen đi ngủ đúng giờ sẽ giúp cho bạn thức giấc đúng giờ với một tinh thần thoải mái và tỉnh táo.

Không sử dụng sản phẩm chứa caffein

Hoạt chất caffeine có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của chúng ta trước khi ngủ trong vòng 6 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào quá trình trao đổi chất của từng người mà tác dụng phụ có thể khác nhau như sẽ làm cơ thể khó chịu và căng thẳng thậm chí có thể là rối loạn tiêu hóa.

Do đó, bạn nên hạn chế việc sử dụng những đồ ăn, thức uống có chứa thành phần caffein trước khi đi ngủ.

Không nên ngủ nướng

Thói quen ngủ thêm sau khi đã thức dậy sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, sa sút tinh thần mỗi khi tỉnh giấc. Một cách âm thầm, đồng hồ sinh học sẽ bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến quá trình nghỉ ngơi của các bộ phận trong cơ thể. Vậy nên, sau khi nghe báo thức hoặc tỉnh trước báo thức, bạn nên dậy luôn để tránh chìm vào giấc ngủ tiếp theo.

-> Vì sao nhiều người có thể ngủ trong không gian ồn ào?

Phương Anh (Theo Express)  
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Chủ quan khi thấy tê mặt trái, nam thanh niên bị méo xệch miệng sau 3 ngày
Vinmec và VFF hợp tác chiến lược nâng cao chất lượng y học thể thao
Xem thêm