Chủ nhật, 19/05/2024 02:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 13/03/2021 20:17

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị phát triển bền vững ĐBSCL

Ngày 13/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị lần thứ 3 về phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) thích ứng với biến đổi khí hậu tại TP Cần Thơ.

Đồng chủ trì Hội nghị với Thủ tướng Chính phủ có ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; ông Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh; ông Trương Hòa Bình, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ; ông Trịnh Đình Dũng, Phó Thủ tướng Chính phủ.

Tham dự hội nghị còn có nhiều vị nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành; đại diện các tổ chức quốc tế, đối tác phát triển; đại diện lãnh đạo các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long; các viện nghiên cứu, trường đại học; cùng đông đảo doanh nghiệp trong khu vực.

NQH_0966

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì hội nghị. ảnh: VGP

Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình nhấn mạnh: "Đây là Hội nghị có ý nghĩa hết sức quan trọng, một lần nữa khẳng định quan điểm nhất quán và sự quan tâm sâu sắc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đến sự phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long, đánh giá những việc đã làm được, những kết quả nổi bật trong nhiệm kỳ vừa qua, đặc biệt là sau 3 năm thực hiện Nghị quyết 120; thẳng thắn chỉ rõ những tồn tại, hạn chế, những bài học kinh nghiệm và đề xuất giải pháp cụ thể nhằm mục tiêu vì một Đồng bằng sông Cửu Long thịnh vượng, hiện đại, bền vững về môi trường, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống.

Nghị quyết số 120 đánh dấu bước đột phá lớn trong tư duy, định hình chiến lược phát triển vì tương lai thịnh vượng, bền vững của ĐBSCL theo hướng tổng thể, tích hợp phát triển kinh tế - xã hội toàn vùng với tầm nhìn dài hạn, tăng cường kết nối phát triển giữa các địa phương trong vùng, bảo đảm tính liên vùng, liên ngành, có trọng tâm, trọng điểm thông qua cơ chế điều phối thống nhất".

Miền Tây khởi sắc từ phát triển thuận thiên

Nghị quyết 120 góp phần định hình không gian phát triển thông qua kết nối hạ tầng giao thông, liên kết vùng đã và đang có nhiều tiến triển, thay đổi bộ mặt của ĐBSCL. Một số cơ chế chính sách đã được rà soát, bổ sung; quy hoạch tổng thể phát triển bền vững vùng ĐBSCL đang được khẩn trương hoàn thành. Hiệu quả của việc phân vùng, chuyển đổi sản xuất theo phương châm thuận thiên đã được chứng minh qua đợt hạn mặn kỷ lục 2019-2020 vừa qua, qua đó chuyển hóa được thách thức thành cơ hội cho phát triển, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất, kinh doanh.

Chuyển đổi kinh tế tiếp tục được đẩy mạnh theo thế mạnh của vùng và từng tiểu vùng; tăng cường kết nối kinh tế, kết nối hạ tầng nội vùng và với TP HCM, vùng Đông Nam Bộ. Thống kê sơ bộ, đã có 1.165 dự án với khoảng 280.000 tỷ đồng được các doanh nghiệp TP HCM ký kết hợp tác với các địa phương vùng ĐBSCL để thực hiện liên kết kinh tế và kết nối hạ tầng giao thông.

a-03-d-3927-fc-45-c-867477-cd-2-cd-164-edee-3-1615600476491

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu khai mạc Hội nghị.

Năm 2020, người dân và doanh nghiệp vùng ĐBSCL rất phấn khởi đã đóng góp quan trọng vào thành công của xuất khẩu gạo cả nước với sản lượng xuất khẩu 6,2 triệu tấn, đạt 3,12 tỷ USD (tăng 11,2% so với năm trước). Diện tích nuôi cá tra đạt 6.000 hecta, sản lượng đạt 1,4 triệu tấn, nhu cầu giống thả nuôi khoảng 3-4 tỷ con. Diện tích nuôi tôm nước lợ khoảng 669.000 hecta, chiếm 92,9% diện tích cả nước.

Tổng số vốn ngân sách nhà nước đầu tư qua địa phương đã được Thủ tướng Chính phủ giao hàng năm trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 220 nghìn tỷ đồng chiếm khoảng 16% so với cả nước. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp 28.200 tỷ đồng, giao thông 32.961 tỷ đồng; y tế gần 1.000 tỷ đồng. Ngoài ra, chính phủ còn bổ sung 2.500 tỷ đồng để xử lý các điểm sạt lở cấp bách nguy hiểm...

Bên cạnh đó, tăng trưởng GDP của vùng luôn ở mức cao, trong hai năm liên tục 2018 và 2019 đều đạt mức tăng trưởng ấn tượng khoảng 7,3%. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế đạt được một số kết quả tích cực, nhất là trong nông nghiệp đã khẳng định chủ trương đúng đắn, chủ động thích ứng với tác động của BĐKH, sống chung và coi lũ, nước mặn, nước lợ là tài nguyên để phát triển kinh tế với phân vùng hợp lý trên cơ sở phân bổ tài nguyên nước của toàn vùng.

ĐBSCL thích ứng “8G” để phát triển nhanh, bền vững

Phát biểu bế mạc tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: Nghị quyết 120 đã đạt được nhiều hiệu quả, thành tựu qua 3 năm là kết quả bước đầu, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc rất nặng nề mà các bộ, ngành, địa phương phải tiếp tục thực hiện. Thủ tướng yêu cầu các địa phương vùng ĐBSCL cần kết nối với các nhà khoa học, trí thức, doanh nghiệp để tìm giải pháp cho đồng bằng phát triển nhanh, bền vững hơn nữa. Trong đó, nguồn nhân lực, vật lực là yếu tố quan trọng, nhất là nhân lực trong quá trình thực hiện...

Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Thời gian tới, ĐBSCL cần vận dụng “8G” trong thực hiện. Cơ quan thường trực thực hiện Nghị quyết 120 cần tiếp thu, bổ sung vào nghị quyết. Thủ tướng giải thích, thứ nhất là “Giao”: Dành nguồn lực, tập trung ưu tiên phát triển hệ thống giao thông, thủy lợi và cơ sở hạ tầng gắn với tầm nhìn chung toàn vùng ĐBSCL, nhất là hệ thống đường cao tốc, tạo kết nối thuận tiện, chi phí thấp, thúc đẩy giao thương cho vùng. Thứ hai là “Giáo”: Thủ tướng gọi đây là chìa khóa vàng của phát triển bền vững đối với ĐBSCL, vừa là đáp án cho bài toán phát triển ngắn hạn lẫn dài hạn.

Thứ ba là “Giang”: ĐBSCL là vùng sông nước, kinh tế và sinh kế người dân nơi đây đều gắn liền với sông. Chiến lược phát triển cần tận dụng lợi thế, phát huy vai trò của các dòng sông để phát triển nông nghiệp, lúa gạo, trái cây, thủy sản. Thứ tư là “Gắn”: Gắn kết giữa Trung ương với địa phương, giữa Nhà nước với thị trường, giữa người dân với doanh nghiệp, giữa trong nước với quốc tế, đặc biệt gắn với liên kết vùng ĐBSCL để phát triển bền vững.

Thứ năm là “Giàu”: Tiếp tục thu hút người giàu, người khá giả, doanh nghiệp có tiềm lực đến đầu tư phát triển kinh tế địa phương. Chữ G thứ sáu là “Giỏi”. Phải thu hút nhân tài, nhà trí thức, các chuyên gia đến làm việc, cộng tác cho vùng ĐBSCL. Để làm được việc này cần có có chính sách thu hút để họ cống hiến.

Chữ G thứ bảy là “Già”. ĐBSCL đang đối mặt với tình trạng già hóa dân số với tỉ lệ cao nhất nước. Đây cũng là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang tác động nặng nề. Do vậy cần có những chính sách an sinh xã hội kịp thời và hiệu quả để chăm lo nhóm đối tượng này, giảm thiểu những hoàn cảnh đau lòng trong xã hội.

Thứ 8 là “Giới”: Thúc đẩy bình đẳng giới, tiếp cận cơ hội việc làm, phát huy vai trò, vị trí của người phụ nữ. Do đó, cần có chiến lược đảm bảo cơ hội cho lao động nữ được giáo dục, tiếp cận việc làm theo hướng cách mạng công nghiệp 4.0, năng lực ứng phó BĐKH…

Tâm Y (T/H)  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm