Thứ bảy, 18/05/2024 15:51
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 08/07/2020 14:30

Thợ khai thác cát phát minh máy "hô biến" rác thải thành vật liệu xây dựng

Nhờ phát minh của một giám đốc công ty xây dựng, mỗi ngày đã có hơn 500m3 rác thải xây dựng được chế tác thành cát sỏi thành phẩm giúp tiết kiệm tiền, hạn chế rác thải đổ ra môi trường.

Những năm trở lại đây, trữ lượng cát tự nhiên tại tỉnh Thừa Thiên Huế đang ngày càng cạn kiệt, việc khai thác cát đang gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống cửa người dân. Vì vậy, phương án nghiên cứu dùng cát lòng hồ thủy điện, cát nội đồng, cát nhân tạo (cát xay), đá mi thay thế cát lòng sông đã được các cơ quan, ban ngành tính đến và tìm phương án.

107767234_279021269836739_8821981393721350276_n

Dây chuyền chế biến phế liệu xây dựng thành cát sỏi mới do ông Long sáng chế.

Mặc khác, thị trường cát xây dựng trên toàn địa bàn tỉnh đang đột ngột tăng giá lên cao chưa từng thấy. Dù đã chấp nhận bỏ tiền ra mua nhưng người dân cũng như doanh nghiệp không hề dễ gì mua được vì nguồn cung khan hiếm.

Xuất thân là một người trong nghề khai thác cát sỏi lòng sông, qua thực tế công việc, bằng kinh nghiệm của mình, ông Dương Duy Long - Giám đốc Công ty TNHH MTV Long Tường (trụ sở tại Cụm công nghiệp Tứ Hạ, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế) nhận thấy việc khai thác cát sỏi lòng sông đã gây ra những tác động tiêu cực nên ông luôn mong muốn chuyển từ khai thác sang mô hình tận thu. Hơn nữa, lượng chất thải xây dựng trên địa bàn hàng ngày đổ ra rất nhiều ở các khu đô thị, chất thải từ các mỏ đá… đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường chưa có giải pháp.

Trước thực tế này, ông Long đã ấp ủ về giàn máy “biến” rác thải xây dựng thành cát, sỏi mới. Từ đó các loại máy cơ giới giải phóng sức lao động công nhân như máy bơm hút cát được lắp thêm động cơ máy nổ; máy sàng lọc tuyển cát, sạn; dây chuyền sản xuất gạch block không nung tự động... lần lượt ra đời. Những thiết bị này sau đó đã được nhiều doanh nghiệp ở các tỉnh thành khác đưa về áp dụng tại địa phương.

Trao đổi với báo Gia đình Việt Nam, ông Dương Duy Long cho biết, qua nhiều lần thay đổi thiết kế, bản vẽ, phải làm lại cho phù hợp với địa hình, địa vật ông đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ do mình nghĩ ra để tìm kiếm nguồn vật liệu thay thế phục vụ nhu cầu xây dựng.

107826760_267912221155377_6269741047277364118_n

Mỗi ngày dây chuyền này có thể tái chế ra 560 m3 vật liệu phế thải để cho ra lượng cát, sỏi tương ứng.

“Ban đầu những vật liệu này cũng từ cát, sỏi mà ra, sau đó chúng lại trở về cát sỏi rồi được mưa cuốn xuống sông và chúng ta lại đi khai thác về. Thay vì đi khai thác từ sông tại sao chúng ta không gom chúng lại một nơi và biến chúng trở lại thành cát, sỏi như trước đó để xử dựng”, ông Long chia sẻ.

Trước hệ thống dây chuyền tái chế, sản xuất cát sỏi, Giám đốc Công ty TNHH MTV Long Tường cho biết, sau khi nhà máy chính thức đi vào hoạt động từ năm 2019 đến nay, mỗi ngày dây chuyền công nghệ của công ty sàng lọc được khoảng 560 m3 vật liệu đầu vào, cho ra tỉ lệ tương ứng 160m3 sỏi đá; 100m3 đá (vật liệu đúc bờ lô); 100m3 cát đúc, xây; 150m3 cát trát (mịn); 50m3 đất.

107373505_289939499103892_1072243443805735810_n

Ông Dương Duy Long bên đống cát thành phẩm

Theo ông Long đánh giá, chất lượng của thành phẩm tạo nên từ chất thải rắn vật liệu xây dựng nói trên không thua kém so với vật liệu xây dựng được khai thác trực tiếp từ thiên nhiên. Nếu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có khoảng 10 mô hình tương tự thì hoàn toàn có thể giải quyết được bài toán thiếu hụt vật liệu xây dựng đang diễn ra.

Nói về những khó khăn khi thực hiện dây chuyền chế biến vật liệu xây dựng từ các loại phế thải, ông Long cho hay, việc khó khăn nhất thời điểm hiện tại mà đơn vị đang gặp phải chính là nguồn nguyên liệu đầu vào, còn để vận hành hệ thống dây chuyền nói trên thì đơn vị chỉ cần 03 công nhân là có thể vận hành được dây chuyền này.

“Về cơ bản, máy móc áp dụng trong dây chuyền chế biến chất thải rắn xây dựng thành vật liệu xây dựng sạch đều được bán ngoài thị trường. Tuy nhiên, lắp đặt như thế nào để có thể chế biến và phân loại được cát xây, cát trát, cát san lấp, đá, đất… mới là vấn đề chính. Uớc tính giá thành toàn bộ dây chuyền sản xuất của đơn vị khoảng 4 tỷ đồng”, ông Long cho biết.

Được biết, ông Phan Thiên Định - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã kiểm tra thực tế dây chuyền của Công ty Long Tường. Tại buổi kiểm tra ông Định đánh giá cao về mô hình vì đã mang lại lợi ích kinh tế, góp phần bảo vệ môi trường, góp phần giải quyết bài toán thiếu hụt vật liệu xây dựng của địa phương.

Ngoài ra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tạo điều kiện, hỗ trợ cho Công ty TNHH MTV Long Tường tiếp tục nghiên cứu, nhân rộng mô hình này.

Nguyễn Hiền  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm