Thứ năm, 17/10/2024 10:05     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 17/01/2016 06:00

Thăm làng nghề 500 năm mang hồn Tết đến khắp muôn phương

Về thăm làng nghề làm giò chả có truyền thống hơn 500 năm thăng trầm - làng nghề mang hồn tết đến muôn phương.


Nghề làm nem, giò chả của làng nghề Ước Lễ trải qua hơn 500 năm thăng trầm. Giờ đây, làng Ước Lễ không nhiều người làm nghề nem, giò chả. Nhưng nhiều người làng đã “mang chuông đi đánh xứ người”, phát triển nghề truyền thống khắp mọi vùng miền tổ quốc.

Làng nghề vắng tiếng chày giò

Về Ước Lễ những ngày cận Tết Bính Thân, một không khí vắng vẻ đến u tịch bao chùm khắp đường làng ngõ xóm. Ông trưởng thôn Trang Công Trịnh cho biết, cả làng hiện chỉ còn duy nhất một gia đình làm giò chả. “Cả làng hiện có 542 hộ và 800 nhân khẩu, số hộ còn làm nghề chiếm 50%, nhưng chủ yếu là đi nơi khác làm nghề, như: nội thành Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Lạt, Sơn La… Tại làng, hiện chỉ còn duy nhất một gia đình làm nghề, nhưng quy mô nhỏ” – ông Trịnh nói. Hỏi người dân trong thôn thì được biết: ở làng bây giờ người ta không còn làm giò chả nữa. Tiếng chày giã giò cũng chỉ còn là một thời vang bóng. Bởi vì làm giò chả ở thôn thì không bán được. Nhu cầu tiêu thụ của người dân nơi đây không nhiều. Nếu vận chuyển đi nơi khác bán, chi phí sẽ rất tốn kém.

tham-lang-nghe-500-nam-mang-hon-tet-den-khap-muon-phuong-giadinhonline.vn 1

Cổng làng Ước Lễ

Hiện số hội viên Hội đồng hương Ước Lễ đi làm ăn ở những địa phương khác lên tới 2.500 người, hơn cả số nhân khẩu hiện đang sinh sống tại làng Ước Lễ. Hằng năm, cứ vào ngày hội làng (15 tháng giêng), những người đi làm ăn xa lại tụ họp về quê để thăm gia đình, người thân cũng như trao đổi kinh nghiệm làm nghề. Để lưu giữ truyền thống của làng nghề, người dân Ước Lễ tổ chức rước Thánh, rước bằng công nhận làng nghề đã được Nhà nước phong tặng, kèm với đó là biểu tượng làng nghề. Đây là hoạt động duy nhất để bảo tồn và lưu giữ nghề truyền thống ở Ước Lễ hiện nay.

Mang hồn Ước Lễ đi muôn phương

Ở Hà Nội, lãng đãng những con phố, nơi tiếp nhận ôm chứa nhiều người dân lành hiền của Ước Lễ mở cửa hàng làm giò chả. Họ sống thật, làm thật. Kiếm sống bằng nghề của cha ông để lại, thì cũng phải có trách nhiệm bảo lưu tiếng thơm và thương hiệu cha ông. Đó là một quan niệm đã ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân, trong đó có vợ chồng ông Trần Công Châu và Tô Thị Duyên, mấy chục năm mang nghề ra Thủ đô lập nghiệp.






5


Mục sở thị cơ sở sản xuất nem chua, giò chả của ông Châu, cô Duyên những người con làng Ước Lễ xuống Hà Nội lập nghiệp.

Gặp cô Duyên tại cơ sở sản xuất nem của gia đình vào một buổi chiều muộn, cô đang cùng công nhân gói giò lụa, nem chua. Nghỉ tay tiếp khách, cô Duyên cho biết sắp đến những ngày lễ, tết nên công việc của nhà hàng bận hơn thường. “Tôi là người làng Ước Lễ, lớn lên trong tiếng giã thịt làm nem giò của gia đình. Cả gia đình tôi đến với nghề làm giò chả nem là vì có duyên nghề truyền thống của quê hương”, cô Duyên bắt đầu câu chuyện.

Nghề làm nem giò vất vả, năm 1980, lúc cô mới 17 tuổi, cũng như nhiều bạn bè cùng trang lứa cô Duyên không theo nghề giò chả truyền thống của làng nghề mà khăn gói xuống Hà Nội đi làm công nhân. “Đi xa quê hương lập nghiệp, tôi mới biết tình cảm của người dân dành cho làng nghề giò chả Ước Lễ. Đi đâu khi tôi nói là người làng Ước Lễ ai cũng hỏi ngay về giò chả của làng. Tôi tự hào và hiểu hơn về giá trị nghề truyền thống mà gia đình đang theo đuổi”, cô Duyên tự hào nói.

Năm 20 tuổi, cô duyên lấy chồng, may mắn cô gặp được Trần Công Châu, một người chồng yêu thương vợ cũng như quý mến nghề mà gia đình cô theo đuổi. Bác Châu về nhà vợ ở để phụ giúp gia đình cô làm nghề giò chả. “Yêu con gái làng Ước Lễ tôi yêu luôn cả cái nghề truyền thống của làng”, ngồi cạnh vợ, bác Châu cười nói.

Năm 1983, nhận thấy làm giò chả ở thôn bán được số lượng ít. Nhu cầu tiêu thụ của người dân nơi đây không nhiều. Nếu vận chuyển đi nơi khác bán, chi phí sẽ rất tốn kém. Vợ chồng cô Duyên quyết định mang nghề truyền thống của gia đình khăn gói xuống Hà Nội lập nghiệp. Thời gian đầu khi nem giò sản xuất ra không bán được, liên tục bị ế ẩm do cửa hàng chưa có thương hiệu, cũng như tạo được độ uy tín với khách hàng, lại phải cạnh tranh với cơ sở sản xuất khác để phát triển. Nhưng với quyết tâm giữ thương hiệu nem, giò chả làng nghề, gia đình bác Châu luôn chú trọng về nguồn gốc, chất lượng của nguyên liệu sản xuất nem giò chả để sản phẩm của mình có chất lượng tốt, an toàn thực phẩm.

Tùy từng kích thước khách hàng yêu cầu trước nhà hàng sẽ gói ra những chiếc giò to, nhỏ tùy loại.

Sáng sớm hàng ngày, cô Duyên cùng chồng con bắt đầu công việc chọn thịt làm nem, giò được lựa chọn kĩ lưỡng phải là thịt mông sấn từ những con lợn khỏe, không bệnh tật và đảm bảo độ tươi ngon, lưu giữ những bí quyết giã thịt sao cho thật dẻo cho ra những ổ giò ngon. “Quãng thời gian đó gia đình gặp nhiều khó khăn, không ít người khuyên nên chuyển nghề khác có cơ hội làm giàu nhanh chóng. Nhưng cái nghề truyền thống này cứ như ngấm vào thịt, vào cơ thể chúng tôi rồi nên không dứt nó ra được nữa”, bác Châu nói.

Bây giờ, ở nhà hàng Trần Công Châu, tiếng giã thịt bằng cối đá năm xưa nay thay bằng tiếng máy xay chạy bằng điện để hạn chế sức lao động của con người. Sản phẩm nem giò của gia đình đã có mặt khắp các nhà hàng lớn nhỏ ở Thủ đô và các tỉnh lân cận. Ngoài những mặt hàng truyền thống của làng ước lễ, như giò chả lợn, bò, nem chua, nem tai, gia đình ông châu cùng nhiều nghệ nhân của làng Ước Lễ sáng tạo ra những món mới như nem chua rán, nem chua nướng, được thị trường ưa thích.

Nhưng có điều mà bác Châu, cô duyên luôn trăn trở, hiện các loại thực phẩm ăn sẵn đang bị “tai tiếng” vì các loại chất phụ gia và giò chả Ước Lễ cũng không tránh khỏi liên lụy. Đặc biệt, ở vùng quê nhà Ước Lễ những người theo nghề làm giò chả chỉ đếm trên đầu ngón tay. Mỗi khi về quê, cô Duyên thường vận động các bạn trẻ trong làng theo nghề ông cha để lại. “Để giữ thương hiệu giò chả Ước Lễ, tôi luôn ghi nhớ lời dạy tổ tiên làm giò chả mình ăn được rồi mới đến khách hàng ăn. Tôi đặt mục tiêu đưa thương hiệu nem giò ước lễ đi khắp bắc - nam”, cô Duyên khẳng định.

Giò chả Ước Lễ nổi tiếng được nhiều người tìm mua mỗi dịp tết đến xuân về

Lao động vất vả, hiện bác Châu đang phải chống trọi lại với bệnh tật và phải ngồi xe lăn, nhưng hàng ngày ông vẫn sát sao hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm cho con cháu để giữ nghề. Ngoài những giờ làm việc thú vui của ông là ngồi trước của hàng nghe những nhận xét của khác về nem giò chả ước lễ. Theo tâm nguyện bố, mẹ hiện Trần Thắng Mỹ (SN 1984) mình gác công việc buôn bán để trở về với chiếc cối giã thịt của gia đình. Hiện anh đang cố gắng học nghề để tiếp lửa nghề truyền thống của gia đình.


Tags:
SeABank ủng hộ 30 tỷ đồng xóa nhà tạm, nhà dột nát
Land Cruiser Prado hoàn toàn mới có gì đặc biệt?
Núi Bà Đen đón lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát xuất gia với nhiều hoạt động ý nghĩa
Khai trương mạng 5G đầu tiên tại Việt Nam
Xu hướng dịch chuyển từ nhà đất lên chung cư cao cấp tại Thanh Hóa
Ra mắt loại bỉm kháng khuẩn bằng sợi tre, thân thiện với da của trẻ nhỏ
Quảng Ninh tổ chức tuần văn hoá, du lịch huyện biên giới
8 điểm mới trong Luật Đất đai 2024: Người Việt Nam ở nước ngoài được quyền sử dụng đất
Khách hàng trải nghiệm VF 5 Plus: “Lái êm, mượt và yên tĩnh, khác hẳn xe xăng, dầu”
Mua quà tặng 20/10 ở đâu?
Chuyên gia chỉ 4 điều nhà đầu tư phải thuộc lòng khi quyết định 'xuống tiền'
Viettel Store công bố khách hàng trúng xe máy Honda và ưu đãi “khủng” trong tháng 10 tới 50%++
Khách hàng BIDV được trải nghiệm game bảo vệ môi trường nhận quà tặng trên SmartBanking
Sabeco dành hơn 7,9 tỷ đồng hỗ trợ nhân viên, gia đình và cộng đồng bị ảnh hưởng bão Yagi
Khơi thông “điểm nghẽn” tiếp cận vốn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Viettel tri ân khách hàng nhân kỷ niệm 20 năm kinh doanh dịch vụ di động
Hợp Lực tổ chức kỷ niệm 20 năm ngày doanh nhân Việt Nam 13/10
 Phô mai Pháp: Món  ăn ưa thích được người Việt tin dùng
Cố vấn đầu tư của các nguyên thủ quốc gia: “Vinhomes Grand Park đang dẫn đầu thị trường và đi trước nhiều đối thủ”
Doanh nhân Đỗ Tiến Vượng: Doanh nghiệp làm thiện nguyện sẽ truyền cảm hứng cho nhân viên
Xem thêm