Thứ tư, 01/05/2024 22:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/02/2021 06:00

Tết quê thiêng liêng và ý nghĩa

Bánh chưng là món không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền. Vì thế, từ cách chọn và rửa lá gói bánh, chẻ lạt, làm khuôn đến chọn gạo nếp, đỗ, thịt và cách gói… đều phải rất cẩn thận.

Năm nay được nghỉ dài, cả nhà quyết định về ăn Tết với ông bà nội. Trong khi bố mẹ tất bật chuẩn bị cho công cuộc đón Tết ở quê thì hai đứa trẻ lại có vẻ thờ ơ. Bé chị thẫn thờ vì lỡ cuộc hẹn đi chơi Tết với các bạn cùng lớp. Còn cu em cứ thỏ thẻ xin với bố hay là sau Tết hãy về quê để còn xem pháo hoa lúc giao thừa.

Dù e ngại hay nhõng nhẽo thì trước sự cương quyết của bố mẹ, hai chị em đành phải tuân thủ lịch về quê nghỉ Tết và lặng lẽ chuẩn bị theo cách của chúng. Điện thoại và máy tính bảng sẽ làm bạn với hai chị em trong suốt kỳ nghỉ dài, phải giữ liên lạc với các bạn để thưởng thức không khí Tết Hà Nội trong những ngày về quê. Quên gì cũng được nhưng thẻ 3G,4G là không được quên. Chuẩn bị xong xuôi, cả nhà lên đường.

bao

Ảnh minh họa

Ông bà và các cô bác vui mừng chào đón sự xuất hiện của 4 thành viên trong gia đình. Bữa cơm tối thật đầm ấm và ngon miệng. Ăn trưa xong, hai chị em dán mắt vào ti vi được một lúc là lại lên phây cho tới khi đi ngủ. Mọi người biết cả nhà đi đường xa mệt nên cũng không chuyện trò nhiều. Sáng dậy, sau khi ăn sáng, hai chị em lại tiếp tục chìm đắm vào điện thoại và máy tính.

Đang miên man với internet, chợt có tiếng lợn kêu eng éc, chưa lúc nào chúng nghe thấy tiếng lợn kêu rõ ràng và sống động đến vậy. Cu em chạy ra ngoài rồi lại nhanh chóng chạy về hớt hải: chị ơi, bên bác cả đang thịt lợn đấy, bà bảo để gói bánh chưng và gói giò. Hay lắm, chị đi xem không? Cô chị bỏ cả mấy dòng tin nhắn dở, chạy ngay theo thằng em. Nhà bác cả ở kế bên nhà ông bà, mọi người đang tề tựu rất đông, toàn là các cô bác trong gia đình và họ hàng đang đụng lợn để làm giò lụa, giò tai, gói bánh chưng...

Empty

Ảnh minh họa

Bữa trưa được nhanh chóng dọn ra với bún lòng và cháo lòng, món ăn khoái khẩu này được xếp trên cái mẹt lót đầy lá chuối, trông thật là thích mắt. Phải đến mấy chục người xúm quanh vài cái mẹt như vậy, họ vừa ăn vừa nói cười râm ran. Hai chị em sau một hồi tất bật, cũng húp cháo xì xụp như thể chưa bao giờ được ăn, hình như món gì ở quê cũng ngon hơn ở nhà. Ăn trưa xong, mọi người lại hối hả chuẩn bị cho việc gói bánh chưng. Mẹ và các cô rửa lá dong, vo gạo, đãi đỗ xanh, thái thịt, ướp thịt; bố và các chú chẻ lạt, chuẩn bị những chiếc khuôn lá dừa. Tất nhiên là hai chị em cu cũng lăng xăng tham gia và được giao việc. Bé chị rửa lá bánh rất thành thạo còn cu em thì được bó lạt, làm khuôn lá dừa cùng bố. Hai chị em và bọn trẻ chăm chú nghe các cô bác và bố mẹ nói về những công việc cần làm để có được một chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày Tết.

Tưởng như bánh chưng là món thích là được ăn và làm ra nó không khó khăn gì nhưng khi tham gia vào việc này, bọn trẻ mới hiểu sự công phu khi làm ra một chiếc bánh chưng và ý thiêng liêng và ý nghĩa. Tết quê nghĩa lớn lao của bánh chưng đối với ngày Tết cổ truyền. Từ cách chọn và rửa lá gói bánh, chẻ lạt, làm khuôn đến chọn gạo nếp, đỗ, thịt và cách gói… đều phải rất cẩn thận.

Kết quả làm việc của buổi chiều là mấy chục chiếc bánh chưng vuông vắn, thơm tho được xếp vào một nồi to đùng để luộc. Cả đại gia đình quây quần quanh nồi bánh chưng được bố trí luộc ở một góc sân. Trước đó, hai chị em cứ nghĩ gói bánh xong là cho vào lò vi sóng hoặc luộc trên bếp ga như luộc rau! Nhưng không, bánh được luộc cả một đêm, củi là thân cây hồng xiêm, cây xoan, cây mít ngoài vườn được chặt và phơi khô từ nửa năm nay, cháy rất đượm, lửa lúc nào cũng bừng bừng. Việc tiếp nước, tiếp củi cho nồi bánh cũng cần phải có kỹ thuật thì bánh mới chín đều. Bọn trẻ say sưa với ngô nướng, khoai nướng, đến nửa đêm là gà gật và đi ngủ hết, chỉ còn lại người lớn trông nồi bánh chưng. Gần sáng, bánh được vớt ra, lại còn được rửa và ép giữa những tấm ván vài giờ nữa mới hết các công đoạn.

Ông cẩn thận buộc từng cặp bánh lại với nhau, mỗi gia đình được chia hai cặp để thắp hương trên ban thờ. Tận tay nâng niu, tận mắt nhìn ngắm “chiến lợi phẩm” là những chiếc bánh chưng vừa đẹp vừa thơm lại có công sức của mình, đám trẻ con không giấu nổi sự vui mừng và tự hào. Còn hàng loạt công việc thú vị khác mà hai chị em đều hào hứng tham gia. Nào là sắp xếp mâm ngũ quả cùng ông, đi chợ mua hoa cùng mẹ, buộc gà cánh tiên cùng bà, cắm hoa với mấy chị…

Sáng Ba mươi Tết, cả nhà ra thắp hương tại nghĩa trang. Bà bảo các con nhớ khấn mời các cụ về nhà ăn Tết cùng con cháu. Buổi chiều, một mâm cỗ được kính cẩn dâng lên Ban thờ. Đại gia đình mặc những bộ quần áo đẹp nhất, nghiêm trang đứng trước hương án, thành kính chắp tay lễ bái tổ tiên trong không khí thoảng mùi hương trầm thơm ngát. Đêm giao thừa, sau khi thắp hương lễ gia tiên, con cháu kính chúc ông bà mạnh khỏe, kính dâng lên ông bà những món quà năm mới đầy ý nghĩa. Ông bà mừng tuổi cho từng người, cả lớn lẫn bé đều được phong bao lì xì và ai cũng hớn hở với món quà mừng tuổi ấy.

Mồng Một, Mồng Hai, cả nhà cùng đi thắp hương thờ họ và chúc Tết bà con họ hàng, làng xóm. Tình người ở quê hương thân thiết, gần gũi khiến Tết quê trở nên thiêng liêng và đầy ý nghĩa. Những bữa ăn sum họp đầm ấm, vui vẻ mà không hề nặng về rượu chè.

Loáng cái đã đến ngày phải trở về Hà Nội. Trái với tinh thần lúc về quê, sự tiếc nuối hiện rõ trên gương mặt của hai chị em. Chúng cứ dùng dằng không muốn rời xa ông bà, các bác, cô chú và các anh chị em, không muốn rời xa những ngày đón xuân vui vẻ, tưng bừng.

Thời gian ăn Tết với ông bà trôi nhanh quá, không khí rộn ràng khiến hai chị em quên hẳn điện thoại và máy tính mang theo. Có vẻ như những ngày vui Tết ở quê, chúng không còn nhu cầu kết nối mạng. Bởi sự kết nối tuyệt vời nhất đang hiện hữu nơi đây, sự kết nối giữa những người ruột thịt trong không khí náo nức của mùa xuân là không gì có thể thay thế được. Ước gì Tết sẽ quay trở lại thật nhanh, hai chị em lại được về quê ăn Tết. Khi đó, chắc chắn không cần mang theo máy tính bảng.

-> Ý nghĩa xông đất ngày Tết...

Xem thêm: Những món ngon ngày Tết (Nguồn: Feedy)

Tùng Nguyễn  
Thiết kế cửa sổ đại kỵ tránh 10 điều làm tiêu tán tài lộc
Tuổi già keo kiệt chi 5 thứ này phúc khí dễ bay mất
Quanh nhà xuất hiện 3 điều báo hiệu may mắn sắp đến
Vì sao ngày càng nhiều bà nội không muốn chăm cháu?
Hối hận sau 5 năm bán nhà ở quê chuyển về sống gần con trai
Vì sao nói 'phần mộ sụp con cháu ít, trên mộ không có cỏ tài sản cạn kiệt'?
3 tài sản cha mẹ dễ gây bất hòa con cái
Làm gì để sống một mình không cô độc?
Chăm cháu khi về già có 4 điều cấm kỵ không nên nói
Cùng làm một việc, ở một nơi nhưng kẻ giàu, người nghèo
Không có gỗ không đỡ được nhà, không xóm giềng không thể sống tốt
Lời 'dặn dò' con gái trong đám cưới gây sốt MXH, chuyên gia khuyên 'không nên': Vì sao?
Tuổi 70 vợ chồng thỏa thuận 4 điều để an tâm dưỡng già
Con cái trưởng thành thường trốn tránh cha mẹ
34 năm gia đình hạnh phúc nhờ sẻ chia việc nhà
Nữ sinh lớp 8 tự làm hại bản thân do nguyên nhân thường thấy trong các gia đình
3 kiểu gia đình không thay đổi sớm muộn cũng bị đào thải
Phụ nữ hiện đại phải cân bằng gia đình và công việc
Lạnh lùng với người nhà, thân thiện với người ngoài có phải bất hiếu?
Lời chúc 8/3 ý nghĩa dành cho sếp nữ, đồng nghiệp và bạn bè
Xem thêm