Thứ tư, 03/04/2024 04:49
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/10/2023 06:30

Tê bì, châm chích ở tay chân: Hiện tượng thường gặp cảnh báo dấu hiệu sức khỏe

Thông thường, cảm giác châm chích như kim châm ở tay chân xuất hiện do dây thần kinh tại các chi bị kích thích nhưng đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

Cảm giác tê, ngứa và châm chích như kim châm là hiện tượng sức khỏe phổ biến với nhiều người. Khi hiện tượng châm chích xảy ra, chúng ta sẽ khó cảm nhận được chi bị ảnh hưởng và việc cử động không đem lại cảm giác chân thật. Tuy nhiên, cơ thể sẽ khôi phục lại trạng thái bình thường trong vòng vài giây tới vài phút sau đó khi áp lực được loại bỏ. Điều này khiến nhiều người chủ quan với hiện tượng này.

chm-3

Ảnh minh họa.

Vì sao có cảm giác bị châm chích khắp cơ thể?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng châm chích như kim châm khắp cơ thể.

Áp lực

Nếu cảm giác châm chích như kim châm xuất hiện khi cơ thể duy trì ở một trạng thái nhất định như ngồi hoặc bắt chéo chân thì tình trạng này có thể là do áp lực.

Việc dồn áp lực lên một số vùng nhất định của cơ thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép, bao gồm cả nguồn cung cấp máu cho các vùng này. Điều này vô tình cản trở tạm thời chức năng của dây thần kinh.

Thuốc

Một số loại thuốc điều trị các bệnh như HIV và ung thư có thể ảnh hưởng tới chức năng thần kinh và dẫn tới các cảm giác tê, ngứa và châm chích.

Ngoài ra, việc bổ sung vitamin B6 trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây châm chích như kim châm ở tay và chân. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra nếu dùng liều từ 50mg vitamin B6 trở lên (được coi là liều rất cao).

Bệnh lý

Trong trường hợp cơ thể không dùng thuốc hay các chất bổ sung và chắc chắn rằng cảm giác châm chích như kim châm không liên quan tới áp lực ở các vị trí cơ thể thì một tình trạng bệnh lý tiềm ẩn nào đó có thể là lý do.

chm-1

Ảnh minh họa.

Một số bệnh như đột quỵ, thiếu máu, bệnh đa xơ cứng, tiểu đường, viêm mạch máu, viêm khớp dạng thấp, bệnh lupus, viêm não, bệnh lyme, khối u, nhiễm độc tính kim loại nặng... cũng khiến dây thần kinh của bạn trở nên nhạy cảm hơn dẫn tới ngứa ngáy và khó chịu.

Tình trạng châm chích như kim châm có nguy hiểm không?

Bản thân cảm giác châm chích thường không nguy hiểm nhưng nguyên nhân gây ra tình trạng này có thể đáng lo ngại nếu liên quan tới các tình trạng sức khỏe tiềm ẩn, bởi đây có thể là dấu hiệu tổn thương thần kinh hoặc động mạch.

Đáng chú ý, nếu hiện tượng châm chích đi kèm các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, suy nhược, thường xuyên đổ mồ hôi đêm, giảm cân bất thường, thay đổi bất thường về thị giác, thính giác hoặc ngôn ngữ,..., hãy nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán kịp thời.

Làm gì để giảm thiểu cảm giác châm chích cơ thể

Một vài biện pháp tiếp cận dưới đây có thể giúp giảm cảm giác như kim châm trước khi chúng bắt đầu ảnh hưởng tới sinh hoạt của mỗi người.

Giảm áp lực lên dây thần kinh bị ảnh hưởng cho phép dây thần kinh lấy oxy và việc cung cấp máu được diễn ra bình thường để giảm cảm giác châm chích. Điều đó có nghĩa là hãy dừng việc bắt chéo chân hay gối/tựa vào tay.

cm 2

Ảnh minh họa.

Tập yoga hoặc thiền với các bài tập hít thở sâu có tác dụng giảm căng thẳng, thư giãn đầu óc và cơ thể. Hơn nữa việc cải thiện tính linh hoạt của các khớp cơ cũng giúp ngăn chặn và cải thiện các vấn đề tê bì chân tay.

Giữ bình tĩnh, giảm căng thẳng bởi đôi khi việc căng thẳng quá mức khiến cơ thể "bốc hỏa, sinh nhiệt" và khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Cố gắng tránh tắm vòi sen hay tắm bồn với nước quá nóng.

Kiểm tra độ vừa vặn của đôi giày, một đôi giày vừa vặn sẽ giúp nâng đỡ chân với hệ thống dây thần kinh tốt hơn, giảm áp lực và giữ cho quá trình tuần hoàn máu được ổn định. Cách kiểm tra xem giày có vừa vặn không khá đơn giản. Người dùng chỉ cần xem ngón chân của mình có thể ngọ nguậy dễ dàng khi đi giày không. Ngoài ra, nếu phải đứng hoặc đi bộ nhiều, hãy ưu tiên chọn giày có chức năng hỗ trợ vòm bàn chân và đảm bảo không buộc dây giày quá chặt.

Phương Anh (Theo Healthline)  
Ăn chay 2 tháng giúp tăng 300% ham muốn tình dục
Vì sao nam giới dễ bị rối loạn cương dương?
Vị trí mụn trứng cá tiết lộ điều gì về sức khỏe?
Thói quen khi thức dậy của đàn ông dễ gây ung thư
Vì sao trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cũng bị đột quỵ?
Nhiễm trùng máu nguy kịch do ngạnh cá trê đâm vào tay
5 món ăn quen thuộc chứa cả 'ổ sán' khiến nhiều người phải nhập viện
Ngừng hút thuốc lá có thực sự gây tăng cân?
Trẻ nhập viện vì viêm phổi do virus hợp bào hô hấp lúc giao mùa
5 thực phẩm giúp hỗ trợ ngăn ngừa tóc bạc
Dấu hiệu ở miệng cảnh báo thận có vấn đề
4 bài tập đơn giản chữa đau ngón tay hiệu quả
Lý do khó ngờ khiến bạn đau đầu sau khi uống vang đỏ
Ngủ khỏa thân giúp giảm tiểu đường, tăng khả năng sinh sản
8 mẹo hay giúp bạn đi vào giấc ngủ dễ dàng hơn
Rộ tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe': Bộ Y tế nói gì?
8 cách chữa thoái hóa đốt sống lưng hiệu quả tại nhà
Sai lầm khi sử dụng nước súc miệng
Nhịn ăn gián đoạn làm tăng 91% nguy cơ tử vong do tim mạch
Món ăn nhiều người thích nhưng là nguồn lây hàng đầu của cúm A/H5N1
Xem thêm