Thứ tư, 24/04/2024 02:43
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 24/06/2022 11:30

Tế bào ung thư vú dễ lây lan vào thời điểm nào trong ngày?

Nghiên cứu mới ghi nhận trong ung thư vú, các tế bào bệnh lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể chủ yếu vào một thời điểm được ghi nhận trong ngày.

Các nhà nghiên cứu cảnh báo, điều này không có nghĩa là những người bị ung thư nên cố gắng tránh ngủ để ngăn tế bào ung thư lây lan bởi giấc ngủ bị gián đoạn có thể làm trầm trọng thêm tiên lượng ung thư vú.

“Nghiên cứu chỉ ra rằng việc xem xét thời điểm tốt nhất trong ngày để đưa ra các liệu pháp điều trị ung thư nhằm đạt hiệu quả tốt hơn” – Tiến sĩ Nicola Aceto tại ETH Zurich ở Thụy Sĩ cho biết.

Ông nói: “Hầu hết các phương pháp điều trị ung thư không được thiết kế với mục đích nhắm vào các tế bào khối u tại một thời điểm cụ thể, mà được đưa ra với suy nghĩ chung rằng khối u ở đó và bạn cố gắng tấn công nó bất cứ lúc nào. Bây giờ chúng tôi hiểu những gì xảy ra vào thời điểm khác nhau và việc điều trị cần phải được thực hiện tốt hơn”.

ung thu vu Giadinhonline

Ảnh minh họa.

Tiến sĩ Aceto và các đồng nghiệp của ông đang tiến hành một nghiên cứu khác về ung thư vú di căn khi họ phát hiện ra xu hướng bất ngờ trên. Các tế bào phát tán từ những khối u xâm lấn, chủ yếu phát triển vào ban đêm.

Họ quyết định tìm hiểu thêm trên 30 phụ nữ bị ung thư vú, trong đó có 9 đã di căn, những người không được điều trị. Các nhà khoa học đã thu thập các mẫu máu lúc 4 giờ và 10 giờ sáng trước khi họ phẫu thuật ung thư.

Phân tích cho thấy 78% số lượng tế bào khối u được tìm thấy trong các mẫu lấy vào ban đêm, khi phụ nữ đã ngủ.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành các xét nghiệm máu tương tự trên những con chuột đã được cấy ghép bốn loại ung thư vú khác nhau. Họ phát hiện ra rằng, tùy thuộc vào loại ung thư, từ 87 đến 99% số lượng tế bào khối u đến từ các mẫu được lấy trong thời gian ngủ của động vật.

Hơn nữa, các tế bào khối u tập hợp lại - có nhiều khả năng hình thành một khối u mới - nhiều hơn tới 278 lần trong các mẫu từ chuột đang ngủ so với các mẫu từ chuột đang thức.

Tiến sĩ Aceto nói: “Mặc dù ban đầu rất ngạc nhiên, nhưng những phát hiện này thực sự có ý nghĩa. Hệ thống miễn dịch được điều chỉnh rất nhiều bởi chu kỳ ngủ - thức của cơ thể, được gọi là nhịp sinh học. Tuy nhiên, các khối u ung thư thường được cho là không tuân theo nhịp điệu đó”.

Phát hiện mới đã sửa chữa quan niệm sai lầm như tế bào ung thư phát triển liên tục trong ngày nhưng vẫn để lại nhiều câu hỏi chưa được giải đáp.

Tiến sĩ Aceto nói: “Có một nhịp điệu nhất định, với đỉnh điểm cao nhất trong khi ngủ. Nhưng chúng tôi không biết, thời điểm chính xác nào trong khi ngủ - và ngủ nhiều hay ít sẽ tạo ra tình trạng trên”.

-> Tại sao ung thư tái phát sau nhiều năm chữa khỏi?

T. Linh (Theo Newscientist)  
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Tầm soát sức khỏe toàn diện giúp chủ động cuộc sống
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Tủ lạnh mất điện bảo quản được thực phẩm trong bao lâu?
Bị rối loạn tâm thần vì loại đồ uống khó bỏ
Xem thêm