Chủ nhật, 19/05/2024 20:01
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ ba, 29/06/2021 19:00

Tâm sự của nữ bác sĩ tuyến đầu chống dịch: Gạt nỗi nhớ gia đình để hẹn ngày về bình yên

Chị Lý và nhiều chị em y bác sĩ tại Nghệ An đã hơn nửa tháng nay chưa được về nhà. Chị thèm biết bao cảm giác được ôm con vào lòng cho thỏa nỗi nhớ nhưng đành gác tạm nỗi niềm riêng cho ngày về an toàn, bình yên.

Giữa những ngày cao điểm dịch, các y bác sĩ là những người đang trải qua những tháng ngày khắc nghiệt nhất trong cuộc đời khi phải quên đi sức khỏe của chính bản thân mình, tạm gác lại "tình riêng" với không ít đau đáu, nỗi niềm để dành hết cho sự an toàn của cộng đồng.

z2579746990119_23db2697401a458278493227befce19c

Các y bác sĩ tại tuyến đầu Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Chị Trần Thị Lý, sống tại Nghệ An đang phụ trách lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tâm sự: “Tôi xa nhà đã nửa tháng nay để đi tăng cường cho huyện Diễn Châu. Khi Quỳnh Lưu có dịch, tôi và đồng đội lại rút quân về Quỳnh Lưu. Đã nhiều đêm chúng tôi phải thức trắng, có hôm còn không kịp ăn”.

Cũng theo chia sẻ của chị Lý, có những ngày căng thẳng, chị phải lấy 1.200 mẫu trong một buổi chiều. Quá trình lấy mẫu xét nghiệm rất vất vả, các y bác sĩ phải đứng đối diện với người dân, mặt đối mặt rất gần để lấy mẫu bệnh phẩm dịch, ngoáy họng ở vùng hầu họng và ở mũi. Những động tác này dễ kích thích ho, sặc, có nguy cơ phát tán mầm bệnh.

giadinhvietnam (9)

Chị Trần Thị Lý đang lấy mẫu xét nghiệm cho người dân

Tuy công việc phải đối mặt nguy cơ lây nhiễm cao nhưng chị cùng đồng nghiệp của mình không nề hà. Mọi người chạy đua với thời gian, lấy mẫu nhanh nhất, chuyển mẫu kịp thời để có kết quả sớm nhất. Vì thế, sau những kiên cường, cứng rắn ấy là cả một bầu trời tâm sự, những nỗi nhớ niềm thương đối với gia đình, con cái.

Bản thân chị Lý gia đình 4 người, trước đến nay lúc nào cũng vui vầy với tiếng cười con trẻ nhưng giờ đây những ngày dịch dã khi chị phải lên tuyến đầu, gia đình chị cũng vì thế mỗi người một ngã.

Các con của chị được gửi sang nhà nội ngoại, chồng chị phải đi trực ở thị xã Hoàng Mai. Còn chị, một mình xung phong đi vào tâm dịch.

Trước khi lên đường, chị Lý dặn các con: “Mẹ đi chưa biết ngày về nên hai con ráng ở nhà ngoan, nghe lời ông bà. Vì sự an bình của đất nước, mẹ mong hai con đồng hành cùng mẹ”.

Chỉ nghe đến đó, đứa con trai 7 tuổi của chị òa khóc. Những giọt nước mắt vẫn trực tuôn ra những đêm không có mẹ nằm cạnh.

giadinhvietnam (6)

Chị Lý gọi video cho con trai hàng ngày để vơi đi nỗi nhớ

Nhắc đến đứa con lớn, chị Lý bùi ngùi: “Cháu đầu nhà tôi mới đậu trường chuyên. Ngày mai cháu đi nhập học mà tôi không thể về chuẩn bị cho con. Tôi phải nhờ người đưa con đi chụp ảnh, nhờ người lấy giấy nhập học, lo giấy tờ cho con”.

giadinhvietnam (11)

Những lúc phát hiện thêm 1 ca dương tính, chị Lý lòng buồn nặng trĩu. “Nghĩ đến cảnh bản thân mình, đồng nghiệp của mình lại phải ngày đêm vất vả, xa chồng con. Mẹ nhớ con, con nhớ mẹ, các con thiếu sự chăm sóc dạy dỗ, tôi lại rớm nước mắt” – chị tâm sự.

Những ai làm cha mẹ có lẽ đều hiểu, xa con một ngày dài như một năm, nhất là khi con đang còn nhỏ. Sau mỗi ngày dài làm việc vất vả chỉ mong về được ôm con vào lòng mà ôm hôn, cưng nựng. Trong trận chiến trường kì này, chị Lý cũng như nhiều các y bác sĩ đành phải gác lại hạnh phúc giản đơn đó.

Chị Lý kể, trong cơ quan không chỉ chị mà nhiều người khác cũng phải xa con để đi chống dịch. Có em Dung cùng cơ quan chưa kịp bỏ bú cho con đã xách ba lô mà đi, giờ gọi điện video về con không nhận ra mẹ. Có em Hà cũng gửi 3 đứa con nhỏ để lên đường làm nhiệm vụ. Có vợ chồng em Phú phải gửi con trai 3 tuổi cho ông bà nội để cùng chị Lý đi vào tâm dịch.

giadinhvietnam (8)
giadinhvietnam (5)

Chị Lý cùng đồng đội tại tâm dịch.

Có nỗi nhớ nào day dứt khôn nguôi hơn nỗi nhớ con cái. Là một người làm mẹ chị Lý và các y bác sĩ khác thèm khát biết bao cảm giác được ôm con vào lòng hà hít mùi thơm da thịt của chúng cho thỏa lòng. Nhưng vì nhiệm vụ, vì công cuộc chống dịch vẫn đầy cam go, chị Lý cũng như biết bao nhân viên y tế khác phải nén lòng, gói ghém những nhớ nhung lại vì công việc chung. Ai cũng chỉ mong dịch bệnh sẽ mau qua để gia đình nhanh chóng được đoàn tụ, sum vầy.

giadinhvietnam (7)

Chị Lý cùng bố mẹ và các con

Nếu các nhân viên y tế là “chiến sĩ” anh hùng chống COVID-19 thì những đứa con của họ xứng đáng là “dũng sĩ” kiên cường nhỏ nơi hậu phương.

Tuy chị Lý chưa thể về cùng con nhưng với chị những đứa con nhỏ và gia đình chính là nguồn động lực to lớn để chị tiếp tục chiến đấu và làm tròn nhiệm vụ.

“Mẹ rất yêu ba bố con. Yêu gia đình bé nhỏ của chúng ta đã tạo điều kiện để mẹ hoàn thành nhiệm vụ. Mẹ sẽ trở về an toàn. Cảm ơn bố mẹ 2 bên đã cùng chung tay hỗ trợ cho con được làm những việc có ích cho xã hội” – chị Lý gửi gắm cùng các con và gia đình.

Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ

-> Xung đột gia đình mùa dịch: Quản lý cảm xúc tránh ảnh hưởng tiêu cực con trẻ

Thùy Linh  
Tình phí hẹn hò: 'Cưa đôi' hay bạn trai trả?
Chia tay mối tình 3 năm vì sợ con sau này... “nấm lùn”
8 sai lầm trong giao tiếp 'hủy hoại' một mối quan hệ
Quay 'cảnh nóng' làm kỷ niệm: 'Quả bom nổ chậm' cho thiên hạ mỉa mai
Cặp đôi Việt - Nhật chia sẻ bí quyết tương hợp
Đánh ghen, quay clip tung lên mạng: Phút bốc đồng biến mình thành 'kẻ khờ'
'Nỗi khổ' vợ xinh đẹp, giỏi kiếm tiền
7 nguyên tắc 'vàng' giúp cuộc hôn nhân trở nên viên mãn
8 dấu hiệu lừa dối trong một mối quan hệ
“Chữa lành” sau cú sốc chồng đòi ly hôn, hai con không muốn ở với mẹ
5 lý do đàn ông ngoại tình không ly hôn để cưới “tiểu tam”
8 quy tắc “vàng” giữ gìn hôn nhân hạnh phúc
5 lời khuyên hữu ích khi hẹn hò
Ghen tuông vô cớ với chồng, vào viện tâm thần bác sĩ nhanh chóng phát hiện điều lạ
60 giây để yêu!
Cố níu hôn nhân: Sống vì con cái hay sĩ diện của chính mình?
Cây sợ 3 lần rung, phụ nữ sợ 3 lần tán tỉnh
Những sai lầm tưởng vô hại nhưng ầm thầm phá vỡ tình cảm của các cặp đôi
10 điều 'cấm kỵ” nói với nửa kia nếu không muốn hủy hoại mối quan hệ
Điều gì làm Gen Z hạnh phúc?
Xem thêm