Thứ năm, 20/03/2025 23:11     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 18/06/2023 06:30

Tắm ngay khi vừa đi nắng về: Mát một lúc nhưng hại lâu dài

Nhiều người cho rằng việc tắm sau khi đi nắng có thể giúp giải nhiệt và làm cho cơ thể sảng khoái hơn. Tuy nhiên, bác sĩ đưa ra cảnh báo việc làm này có thể “lợi bất cập hại”.

Vào mùa hè, mỗi lần đi nắng về mồ hôi nhễ nhại ai cũng chỉ muốn được tắm ngay để giải tỏa cơn nóng, hạ nhiệt cơ thể. Tuy nhiên, chính việc làm đó gây nguy hại rất lớn cho sức khỏe, thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng.

Theo BS CKI. Phạm Thị Thảo - Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang (Hà Nội) cho biết, tắm ngay sau khi đi nắng về là việc làm thường xuyên của rất nhiều người vào mùa hè. Trong số đó, có những người làm công việc ngoài trời, có những người chơi các môn thể thao hoặc những người lao động vất vả.

Tất cả những hoạt động ngoài nắng đều làm cho cơ thể toát ra nhiều mồ hôi, gây cảm giác nhớp nháp khó chịu. Chính vì thế nhiều người về nhà trong tình trạng toàn thân nóng phừng phừng và đi tắm ngay. Và không ít người sau khi tắm đã gặp phải chứng đau đầu với nhiều cấp độ, từ nhẹ cho đến dữ dội.

“Nếu tắm ngay lúc này sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Mồ hôi không thoát được ra ngoài làm giảm thân nhiệt, gây cảm lạnh, nặng hơn nữa có thể gây đau đầu, nguy cơ đột quy”, bác sĩ Thảo cảnh báo.

tam-sau-khi-an_653883559

Tắm ngay sau khi đi trời nắng về có thể nguy hại tới sức khỏe (Ảnh minh họa)

Do đó, để đảm bảo an toàn, tránh sốc nhiệt, nữ bác sĩ khuyến cáo người vừa đi nắng về lấy khăn lau mồ hôi và đợi ít nhất khoảng 20 phút để mồ hôi khô rồi mới tắm. Cơ thể có cơ chế điều nhiệt tự động, thân nhiệt trung bình khoảng 37 độ C. Lúc này, cần bổ sung nước cho cơ thể liên tục, uống theo từng ngụm và chia đều thời gian uống, không nên uống một lần quá nhiều nước.

Nên ngồi trong nhà nghỉ ngơi, uống một ly nước mát (nước lọc, sinh tố…) hoặc ăn trái cây. Không nên dùng nhiều đá lạnh vì lâu dài gây ảnh hưởng niêm mạc hầu họng, đường tiêu hóa, có thể gây sốc nhiệt.

Ngoài ra, để phòng ngừa đột quỵ trong những ngày nắng nóng, bác sĩ Thảo khuyên:

- Người cao tuổi nên hạn chế ra ngoài đường, nhất là những lúc nắng gắt, buổi trưa đứng nắng. Nếu không thật sự cần thiết, nên hủy bỏ các hoạt động ngoài trời, chỉ nên ra ngoài vào buổi sáng sớm và chiều muộn, khi ngoài trời đã tương đối dịu mát.

- Thường xuyên bổ sung đủ nước trong ngày. Có thể bổ sung nước qua việc uống nước ép trái cây, ăn bổ sung canh rau, củ quả mỗi ngày.

- Mặc quần áo nhẹ, rộng, đội mũ rộng vành và nên đeo kính bảo vệ mắt.

- Hạn chế rượu bia hoặc cà phê, bởi chúng thành phần cồn và cafein.

Thúy Ngà  
Bị bạn học đẩy ngã, bé trai 8 tuổi bất ngờ phát hiện bệnh phổi hiếm gặp
Bộ Y tế đưa 5 khuyến cáo phòng bệnh sởi lan nhanh
33 tuổi phát hiện u xương từ triệu chứng đau ai cũng từng gặp
3 giờ phẫu thuật lấy khối u buồng trứng nặng 15kg cho nữ bệnh nhân
Nhiễm trùng nguy kịch sau 1 tuần tự đắp lá cây trị vết thương tại nhà
Nam học sinh bị chìa khóa xuyên sọ não 3cm
Sụt 10kg trong vòng 5 tháng, biết sự thật ai cũng ngớ người
Đứt gân, nhiễm trùng cổ tay sau 4 mũi tiêm khớp của 'thần y'
Nhập viện do đắp thuốc nam chữa u tuyến giáp
Bé trai 11 tuổi mắc bệnh ác tính hiếm gặp
Cựu bác sĩ Đội tuyển Việt Nam chỉ 6 chấn thương thường gặp  khi chơi bóng và cách hồi phục
Khuyên lưỡi rơi vào dạ dày khi ăn cơm
Người đàn ông chấn thương sọ não biến chứng được cứu sống thần kỳ
Đau xương khớp khi trời lạnh, bác sĩ nói gì?
Nhiễm trùng nghiêm trọng từ vết xước nhỏ trên má
Nữ bác sĩ bỏ tiền túi làm xét nghiệm cho bệnh nhân
Thành lập Trung tâm Chăm sóc khách hàng Danka Việt Nam
Mắc giun đũa từ chó nuôi trong nhà
Nhập viện nguy kịch sau thời gian lơ là điều trị mỡ máu
Xương cá xuyên thành bàng quang gây áp xe trong ổ bụng
Xem thêm