Thứ hai, 12/05/2025 01:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 26/05/2017 15:29

Ngủ há miệng nguy hiểm như thế nào?

Bạn hoặc người thân có tật ngủ há miệng? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ tác hại của thói quen ấy.

Nguyên nhân gây ngủ há miệng

Nguyên nhân có thể do bạn bị sung huyết hoặc viêm xoang, khiến bạn phải há miệng để thở. Đôi khi việc uống một số loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm cũng gây ra tình trạng này.

ngu-ha-mieng-nguy-hiem-nhu-the-nao--giadinhonline.vn 1

Ngủ há miệng có thể do nhiều bệnh lý gây nên

Hạch ở hai bên cuống họng cũng khiến bạn há miệng khi ngủ. Những yếu tố gây dị ứng trong chăn nệm và không khí cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, việc nằm ngửa khi ngủ cũng tăng nguy cơ ngủ há miệng lên 5-10 lần.

Tác hại của việc ngủ há miệng

Ngủ há miệng khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi mùi và khô miệng. Điều này là do khoang miệng đã mất đi lượng nước bọt có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất axit. Khi axit leo thang trong lúc ngủ, răng sẽ bị sâu và xói mòn. Trong miệng càng ít nước bọt thì vi khuẩn càng tiết ra nhiều axit. Hãy tưởng tượng xem hậu quả sẽ khủng khiếp thế nào khi ngày nào bạn cũng há miệng suốt 8 tiếng trong giấc ngủ. Việc há miệng ngủ cũng tai hại như uống soda trước khi ngủ.

Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), thở qua miệng sẽ gia tăng tỷ lệ nuốt phải khí và do đó, khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, xáo trộn tại dạ dày, thậm chí cả trào ngược dịch vị.

Theo chuyên trang sức khỏe Patient, thói quen ngủ há miệng có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ và các vấn đề tim mạch. Lúc này, vì cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não trở nên nhạy cảm với tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp. Ngoài ra, khi há miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi mà không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể gây thay đổi mức khí máu, mất ngủ, bị nấm miệng, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Đào thải chất độc trong cơ thể nhờ thói quen này mỗi ngày

Phương Vũ

Tags:
Bệnh viện tư nhân đầu tiên tại TP.HCM đạt Chứng nhận Vàng từ Hội Đột quỵ thế giới
Người phụ nữ 48 tuổi mang khối u xơ tử cung nặng 1,2kg
Ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi từ người hiến chết não
Diễn biến mới nhất sự việc 'nộp đủ tiền mới cấp cứu' tại Nam Định: Bệnh viện nhận trách nhiệm, đình chỉ công tác nhân viên
Bệnh viện ĐK tỉnh Nam Định nói gì khi bị 'tố' yêu cầu đóng đủ viện phí mới cấp cứu cho cháu bé tai nạn?
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Xem thêm