Thứ bảy, 18/05/2024 18:48
|
Hà nội 21*C/61%
Chủ nhật, 15/12/2019 11:30

Sắp ra mắt robot tự động 4 tay khổng lồ dọn rác quanh quỹ đạo

Đến năm 2025, cơ quan ESA có kế hoạch ra mắt máy dọn rác tự động quay quanh quỹ đạo đầu tiên trên thế giới, một robot với thiết kế 4 tay khổng lồ.

Máy dọn rác tự động quay quanh quỹ đạo đầu tiên trên thế giới

Ngày nay, chúng ta đang phải chịu trách nhiệm cho hơn 500.000 mảnh rác xung quanh Trái đất với tốc độ phi thường. Nếu chúng ta không bắt đầu chủ động loại bỏ những mảnh lớn nhất, nguy cơ va chạm sẽ chỉ ngày càng tồi tệ hơn.

Trong hơn 60 năm qua, hàng ngàn tấn rác thải vũ trụ được tích tụ xung quanh Trái Đất, bao gồm những mảnh vỡ tên lửa, 3.500 vệ tinh "chết" và khoảng 750.000 mảnh rác nhỏ tạo thành khi các vật thể va vào nhau.

phat minh moi Giadinhvietnam

Hàng ngàn tấn rác thải vũ trụ đang bao quanh Trái đất (Ảnh minh họa)

Jan Worner, Tổng giám đốc Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết: "Hãy tưởng tượng việc chèo thuyền trên biển nguy hiểm như thế nào nếu tất cả các con tàu bị mất trong lịch sử vẫn trôi dạt trên mặt nước. Đó là tình hình hiện tại trên quỹ đạo, và nó không thể được phép tiếp tục”.

Đến năm 2025, cơ quan ESA có kế hoạch ra mắt máy dọn rác tự động quay quanh quỹ đạo đầu tiên trên thế giới, một robot với thiết kế 4 tay.

Nhiệm vụ đầu tiên được gọi là ClearSpace-1 sẽ bắt đầu thu thập một mẩu rác không gian duy nhất có tên Vespa, phần còn sót lại từ vụ phóng tên lửa Vega của ESA năm 2013.

Mẩu rác này nặng gần bằng một vệ tinh nhỏ và có hình dạng đơn giản nên dễ dàng lấy bằng bốn cánh tay robot. Khi nó an toàn trong vòng tay của người thu gom rác, nó sẽ được kéo ra khỏi quỹ đạo và cho phép đốt cháy trong bầu khí quyển.

Mục tiêu cuối cùng là tạo ra một tàu vũ trụ có thể tự đẩy và điều khiển chính nó trong quỹ đạo thấp với mức độ tự chủ cao - theo công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ, ClearSpace, phụ trách thiết kế máy.

"Vấn đề mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Và trong những năm tới, số lượng vệ tinh sẽ tăng theo một độ lớn, với nhiều chòm sao khổng lồ được tạo thành từ hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn vệ tinh được lên kế hoạch cho quỹ đạo Trái đất" - Luc Piguet, CEO của ClearSpace nói .

Tạo ra một mạng lưới thu gom rác cho các vệ tinh này đi kèm với những thách thức của nó. Rốt cuộc, việc cung cấp năng lượng cho một con tàu vũ trụ tốn rất nhiều tiền và trong khi các nhà khoa học đã khám phá các lựa chọn rẻ hơn như sử dụng rác mà nó thu thập làm nhiên liệu, cho đến nay vẫn chưa có kết quả.

Dự kiến máy dọn rác tiên phong này tốn đến 120 triệu euro cho chi phí sản xuất và đưa vào không gian.

Các nhà khoa học tính toán chậm nhất đến năm 2025, máy dọn rác sẽ lập được chiến tích đầu tiên.

-> Thư gửi năm 2019: “Chúng tôi sẽ nhìn cách các bạn xử lý biến đổi khí hậu"

Thùy Linh (Dịch theo Science Alert)  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm