Thứ tư, 22/01/2025 12:51     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 02/11/2023 05:30

Sai lầm khi dùng thuốc hạ huyết áp, nên uống sáng hay chiều?

Người bệnh cao huyết áp gần như phải uống thuốc cả đời nhưng để hiệu quả cần tránh 3 sai lầm cơ bản và xác định thời điểm uống để mang lại hiệu quả.

Là một bệnh mãn tính, bệnh nhân tăng huyết áp cần phải kiểm soát thuốc lâu dài. Tuy nhiên, trong quá trình kiểm soát sẽ luôn xuất hiện một số hiểu lầm dẫn đến rắc rối, ảnh hưởng đến hiệu quả và tiên lượng.

Uống thuốc ngắt quãng

Một số bệnh nhân cao huyết áp cho rằng sau khi uống thuốc hạ huyết áp, họ thấy huyết áp giảm xuống mức ổn định, nghĩ bệnh đã khỏi và có thể ngừng dùng thuốc.

Nhưng trên thực tế, huyết áp sau khi hết thuốc sẽ cao trở lại, việc sử dụng thuốc không liên tục dễ khiến huyết áp dao động, gây tổn thương tim, não, thận và các cơ quan khác.

thuoc ha huyet ap Giadinhonline (1)

Ảnh minh họa.

Tự ý thay đổi thuốc

Một số bệnh nhân thấy uống thuốc không thấy có tác dụng gì nên cho rằng thuốc đó không phù hợp với mình và xin bác sĩ đổi thuốc hoặc tự mình đổi thuốc. Trên thực tế, hầu hết các thuốc hạ huyết áp tác dụng kéo dài cần phải uống liên tục trong 2-4 tuần mới có hiệu quả, việc tự ý thay đổi thuốc sẽ làm chậm tình trạng bệnh và gây bất lợi cho việc ổn định huyết áp.

Một số bệnh nhân nghe nói thuốc hạ huyết áp do người khác uống có tác dụng nên muốn thử các loại thuốc khác nhau, tuy nhiên mỗi người mắc các bệnh khác nhau, thuốc hạ huyết áp cũng khác nhau ở mỗi người và cần phải nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

thuoc ha huyet ap Giadinhonline (2)

Ảnh minh họa.

Không dùng thuốc nếu không có triệu chứng

Huyết áp tăng cao có thể gây đau đầu, chóng mặt, choáng váng và các cảm giác khó chịu khác, nhưng một số bệnh nhân không có triệu chứng rõ ràng do bệnh kéo dài và khả năng chịu đựng của cơ thể cao.

Tuy nhiên, việc không có triệu chứng tăng huyết áp không có nghĩa là tăng huyết áp không ảnh hưởng đến cơ thể, nếu không chú ý kiểm soát thì sẽ quá muộn một khi xảy ra các biến chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, xuất huyết não,..

Nên uống thuốc hạ huyết áp vào buổi sáng hay buổi tối?

Tăng huyết áp cũng có nhịp sinh học, vậy uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm nào là thích hợp nhất?

Dù là người khỏe mạnh hay bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp sẽ đạt đỉnh điểm vào khoảng thời gian từ 6 giờ sáng đến 10 giờ sáng, 4 giờ chiều đến 8 giờ tối, sau đó đạt giá trị thấp nhất vào lúc nửa đêm. Vì vậy, 6 giờ và 4 giờ sáng đều là khoảng thời gian có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, mạch máu não cao.

Vì vậy, đối với những bệnh nhân cần dùng thuốc hạ huyết áp mỗi ngày một lần thì nên uống vào khoảng 7 giờ sáng. Nếu cần dùng thuốc hạ huyết áp ngày 2 lần thì nên chọn hai khoảng thời gian 7h và 16h.

Cố gắng tránh dùng trước khi đi ngủ để tránh tình trạng huyết áp thấp về đêm có thể gây ra các biến chứng như đông máu, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.

thuoc ha huyet ap Giadinhonline (3)

Ảnh minh họa.

Thực phẩm tránh dùng chung khi uống thuốc hạ huyết áp

Ngoài việc uống thuốc đều đặn, người bệnh cao huyết áp cũng nên chú ý đến những thực phẩm trong đời sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc hạ huyết áp

Bưởi

Bưởi chứa hợp chất furanocoumarin, có thể ức chế chức năng của một số enzyme chuyển hóa thuốc hạ huyết áp trong ruột, khiến các enzyme này làm giảm quá trình chuyển hóa thuốc, dẫn đến nồng độ thuốc trong máu tăng lên.

Ngoài ra, chất naringenin trong bưởi sẽ đẩy nhanh quá trình hấp thu thuốc ở ruột, từ đó cũng làm tăng nồng độ thuốc trong máu, có thể dẫn đến phản ứng sốc.

Sữa

Sữa chứa một lượng lớn tyramine, chất này tích tụ trong cơ thể và dễ gây ra bệnh cao huyết áp. Thuốc hạ huyết áp ức chế một loại enzyme trong cơ thể phân hủy tyramine, khiến tyramine tích tụ với số lượng lớn và gây rối loạn nhịp tim.

Ngoài ra, nếu uống sữa cùng với thuốc hạ huyết áp, các hạt phân tử của sữa sẽ bị thuốc bao bọc, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc.

Thức ăn nhiều dầu mỡ

Không ăn chất béo sau khi dùng thuốc hạ huyết áp. Những thực phẩm như thịt mỡ chứa nhiều năng lượng, chứa nhiều chất béo và calo, dễ khiến cholesterol tăng cao và huyết áp tăng cao.

Chuối

Ion kali trong chuối giúp ổn định huyết áp. Tuy nhiên, nếu bạn uống thuốc hạ huyết áp rồi ăn chuối, thành phần lợi tiểu trong thuốc có thể cản trở quá trình bài tiết kali, làm tăng hàm lượng kali trong cơ thể và dễ gây tê liệt tim.

Rượu

Rượu có tác dụng làm giãn mạch máu, nếu uống thuốc hạ huyết áp sau khi uống rượu, mạch máu sẽ giãn ra nhiều hơn, lượng máu sẽ giảm nhiều hơn, dẫn đến huyết áp tụt đột ngột, có thể gây hạ huyết áp hoặc ngất xỉu.

-> Vì sao nhiều người trẻ cao huyết áp?

T. Linh (Theo Aboluowang)  
Thủng dạ dày, cắt bỏ đại tràng do ăn bút bi, tăm nhựa
Tai biến có hồi phục được hay không?
Thoát chết thần kỳ sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Bé trai nhập viện nguy kịch sau khi uống Oresol sai cách
'Hồi sinh' 12 cuộc đời nhờ bệnh nhân chết não
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
3 bệnh viện tại Quảng Ninh được xếp cấp chuyên sâu
Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Chuyên gia nói gì về thông tin chữa đột quỵ bằng cách dùng máy sấy tóc làm ấm gáy?
Xem thêm