Chủ nhật, 12/05/2024 17:58
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/11/2023 05:30

Sai lầm của cha mẹ khiến con không thể phát triển chiều cao

Mong con cao lớn là nguyện vọng thiết tha của các bậc cha mẹ, thế nhưng có nhiều yếu tố dẫn đến sự cản trở phát triển chiều cao của trẻ, trong đó có cả những sai lầm xuất phát từ chính cha mẹ.

Bỏ lỡ các giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao

Có 3 giai đoạn vàng để trẻ phát triển chiều cao vượt trội gồm giai đoạn bào thai, 0 - 3 tuổi và tiền dậy thì, dậy thì (khoảng 6 - 13 tuổi với nữ và 7 - 14 tuổi với nam).

Nếu trẻ nhận được sự chăm sóc tốt vào các giai đoạn vàng, chiều cao của trẻ có thể phát triển tối đa. Tuy nhiên, nhiều gia đình thường bỏ lỡ các giai đoạn này.

90

Ảnh minh họa.

Giai đoạn bào thai

Theo các chuyên gia, 1000 ngày đầu đời là giai đoạn vàng giúp trẻ phát triển chiều cao tốt và nhanh nhất (từ trong bào thai và hai năm đầu đời). Do đó, các bà mẹ cần chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay từ khi mang thai. Với những bà mẹ nghén nhiều, kém ăn, lên cân không đạt 12kg/9 tháng mang thai, cần được bổ sung sữa và uống bổ sung đủ các vitamin và khoáng chất cần như B, C, canxi, sắt, kẽm, A (liều thấp dưới 5.000UI/ngày).

Giai đoạn tiền dậy thì, dậy thì

Tuổi dậy thì là giai đoạn đặc trưng bởi sự tăng trưởng vượt bậc cả về cơ bắp cũng như khung xương và chức năng sinh dục. Tốc độ phát triển và tăng trưởng chiều cao nhanh, có thể tăng từ 10cm mỗi năm ở bé gái giai đoạn 10 tuổi và tăng dần cho đến khi đạt được 15cm mỗi năm ở độ tuổi 12. Đối với bé trai, tốc độ tăng trưởng là 10cm mỗi năm khi 12 tuổi và đạt tối đa đến 15cm mỗi năm cho đến khi 14 tuổi. Sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần khi 15 tuổi ở bé gái và 17 tuổi ở bé trai.

Giai đoạn tuổi dậy thì quyết định đến 23% chiều cao trung bình ở người trưởng thành. Kích thước xương và khối lượng xương, mật độ chất khoáng ở mỗi xương tăng lên khoảng 4% mỗi năm tính từ khi trẻ 8 tuổi cho đến giai đoạn vị thành niên. Sự tăng trưởng và phát triển chiều cao có liên quan đến sự tích lũy nhanh chóng về khối lượng xương và có thể cả sự hoạt động của các hormone tăng trưởng. Do đó việc bổ sung các chất dinh dưỡng và chế độ luyện tập phù hợp là rất cần thiết cho trẻ trong độ tuổi này.

Chế độ ăn dặm chưa hợp lý về số lượng và chất lượng

Thời gian ăn dặm quá sớm

Một số gia đình cho trẻ ăn dặm khi 2-3 tháng là quá sớm, khuyến nghị là tròn 6 tháng. Trường hợp đặc biệt trẻ không dung nạp sữa tốt và bị suy dinh dưỡng có thể ăn sớm hơn nhưng cũng phải tròn 4 tháng tuổi, nếu ăn dặm trước thời gian đó thì trẻ không đủ men tiêu hóa có thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài và suy dinh dưỡng nặng.

10

Ảnh minh họa.

Thời gian ăn dặm quá muộn

Sau 6 tháng, chỉ bú mẹ vì trẻ lười ăn bột cháo gây thiếu năng lượng và vi chất cần cho sự phát triển bình thường của trẻ vì giai đoạn này sữa mẹ không cung cấp đủ chất.

Nấu ăn sai cách

Nhiều bà mẹ khi cho con ăn dặm chỉ sử dụng nước hầm xương và bột, ngoài ra không cho ăn thêm thịt, trứng, tôm cá. Tuy nhiên, nước hầm xương không thể cung cấp đủ canxi và đạm cho trẻ.

Bên cạnh đó, nhiều người không cho trẻ ăn cá, tôm, cua vì sợ trẻ tiêu chảy, hoặc khi trẻ có nhiễm khuẩn ho hay tiêu chảy. Điều này khiến chế độ ăn của trẻ thiếu hẳn nguồn cung cấp canxi và các yếu tố vi lượng cần cho chiều cao. Khi trẻ ho, tiêu chảy vẫn ăn được bình thường. Chỉ trong những trường hợp trẻ bị dị ứng cá, tôm, cua thì mới cần kiêng.

Một lỗi sai khác khi cho trẻ ăn dặm là không cho hoặc cho quá ít dầu mỡ vào bát bột, cháo của trẻ gây thiếu năng lượng khẩu phần cho trẻ. Mỗi bữa ăn của trẻ mới ăn dặm đã khuyến nghị từ 2,5 - 5ml dầu mỡ, trẻ gần 1 tuổi phải tăng lượng dầu mỡ 10 - 15ml/bữa. Thiếu thành phần này sẽ không hấp thu được vitamin D, A là những yếu tố rất cần cho phát triển chiều cao.

Giữ con quá kỹ

Lúc bé bế ẵm trẻ quá nhiều, khi trẻ lớn thì cho trẻ chơi máy tính nhiều khiến trẻ không có lối sống năng động, không thúc đẩy quá trình trao đổi chất và chuyển hóa, giúp cơ thể phát triển tốt.

Để có thể tối ưu sự phát triển chiều cao của con, cha mẹ cần cho trẻ vận động thường xuyên như bơi lội, chơi bóng chuyền,... Lưu ý, cần tránh các bài tập cường độ cao, có va chạm mạnh, các bài tập có trở kháng nặng (với tạ) và các bài tập gây kiệt sức vì có thể gây tác dụng ngược, ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao.

tr-chi

Ảnh minh họa.

Bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ

Nhiều phụ huynh cho rằng chỉ cần bổ sung thật nhiều canxi thì trẻ sẽ cao lớn. Tuy nhiên, canxi chỉ là một trong nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Nếu chỉ bổ sung canxi mà thiếu sắt, kẽm, vitamin D... thì cơ thể trẻ cũng không thể hấp thụ canxi tốt.

Không ít trường hợp trẻ có một số biểu hiện như táo bón, mệt mỏi, buồn nôn, biếng ăn hoặc đau xương, đau cơ, đi tiểu nhiều,... được đưa đi khám thì phát hiện thừa canxi. Theo đó, việc bổ sung dư thừa canxi có thể dẫn đến cốt hóa các đầu xương sớm, dẫn đến hạn chế sự phát triển xương, ảnh hưởng tiêu cực tới quá trình phát triển chiều cao.

Do đó, bổ sung quá nhiều canxi cho trẻ đôi khi không khiến trẻ cao mà lại làm trẻ thấp một cách oan uổng.

--> Uống sữa có giúp trẻ tăng chiều cao?

Phương Anh  
9 bước cần thực hiện để xây dựng một lối sống lành mạnh
Biết 5 tác dụng này sẽ hiểu vì sao nhiều người uống nước dừa mỗi ngày
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Xem thêm