Thứ tư, 30/04/2025 09:38     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 16/07/2021 06:30

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

Bằng cách duy trì chế độ ăn uống chu đáo và hợp lý hơn, người bị rối loạn tiền đình có thể tự kiểm soát hoặc cải thiện sự trao đổi chất của chính cơ thể.

Rối loạn tiền đình là một hội chứng bệnh bao gồm các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, mờ mắt, suy giảm trí nhớ, mất khả năng tập trung,…do các tổn thương trong hệ thần kinh, ốc tai, thị giác và tim mạch.

Những người mắc chứng rối loạn tiền đình thường hay chủ quan với các triệu chứng của bệnh, đôi khi nhầm lẫn với các bệnh lý khác, dẫn đến tình trạng bệnh trở nên nặng hơn, ảnh hưởng lớn đến hệ thần kinh, gây căng thẳng, tăng huyết áp và có nguy cơ đột quỵ cao.

Do đó, lựa chọn thực phẩm trong chế độ ăn uống là một trong những phương pháp điều trị rối loạn tiền đình, hồi phục chức năng thần kinh và suy giảm các triệu chứng của bệnh hiệu quả.

tien dinh 3

Ảnh minh họa

Người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhiều rau xanh

Rau xanh và củ quả là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể, bởi trong rau quả có chứa nhiều các thành phần vitamin, khoáng chất, acid amin, protein, lipid, tinh bột, các enzyme, acid hữu cơ và chất xơ…

Thiếu rau xanh khiến cơ thể bị thiếu nhiều vi chất dinh dưỡng, sử dụng đủ rau xanh giúp nâng cao sức đề kháng, chống được gốc tự do, làm ngăn chặn sự ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8, máu lưu thông đến não được tốt hơn, giảm nhanh những nguyên căn gây ra bệnh tiền đình.

Bổ sung đủ Vitamin

Trong vitamin có chứa tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết, không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng mà còn góp phần làm tăng sức khỏe của hệ tiền đình.

Một số loại Vitamin mà người mắc bệnh tiền đình cần bổ sung:

Bổ sung Vitamin B6

Vitamin B6 có vai trò hỗ trợ hệ thống thần kinh khỏe mạnh. Thiếu vitamin B6 sẽ ảnh hưởng tới hệ điều hành tiền đình, gây ra các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn. Đây cũng là một trong những triệu chứng của người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy người bệnh cần bổ sung loại vitamin này để khắc phục tình trạng kể trên.

tien dinh 2

Ảnh minh họa

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin B6:

- Thịt gà bỏ da, cá,…

- Các loại trái cây như cam, táo, chuối, đu đủ, bơ, quả óc chó, quả hạnh nhân,…

- Ngũ cốc, khoai tây, khoai lang, các loại đậu, hạt, cà chua, bí ngô, rau bina,…

Bổ sung Vitamin C

Bổ sung đầy đủ vitamin C là cách để giảm bớt các triệu chứng đau đầu, chóng mặt do rối loạn tiền đình gây nên. Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng, 600mg vitamin C mỗi ngày kết hợp với các hợp chất khác trong 8 tuần giúp kiểm soát bệnh rối loạn tiền đình.

tien dinh 5

Ảnh minh họa

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin C:

Vitamin C có nhiều trong rau và trái cây như quả có múi (cam, chanh, bưởi,…), kiwi, dứa, súp lơ xanh, dâu tây, đu đủ, cà chua, rau cải xoăn, ớt đỏ, ổi…

Bổ sung Vitamin D

Vitamin D giúp khắc phục xơ cứng tai - một triệu chứng thường gặp ở người bị rối loạn tiền đình. Vì vậy mà bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết rất quan trọng đối với người bệnh. Chất dinh dưỡng này sẽ hỗ trợ rất tốt trong quá trình điều trị bệnh.

tien dinh 6

Ảnh minh họa

Những thực phẩm chứa nhiều vitamin D:

- Cá, trứng, sữa.

- Các loại ngũ cốc.

- Các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, sữa đậu nành,…).

- Nước cam ép, nấm,…

Folate

Acid folic giúp giảm bớt các vấn đề về cân bằng ở người lớn tuổi do có tác dụng sửa chữa những khiếm khuyết trong hệ thuốc tiền đình.

Những thực phẩm chứa nhiều folate:

- Rau màu xanh đậm: Bông cải xanh, măng tây, đậu bắp, súp lơ,…

- Các loại hạt: Hạt hướng dương, hạt hạnh nhân, đậu phộng,…

- Các loại đậu: Đậu lăng, đậu đen, đậu xanh,…

- Trái cây họ cam, quýt.

Ngoài ra, người bị rối loạn tiền đình nên ăn nhạt, tránh các thực phẩm nhiều đường và muối.

Uống đủ nước mỗi ngày

Mọi bộ phận của cơ thể sẽ hoạt động tốt hơn nếu cung cấp một lượng nước cần thiết.

tien dinh 7

Ảnh minh họa

Khi cơ thể bị mất nước, các chức năng hoạt động kém đi, đồng nghĩa với việc bạn cảm thấy thường xuyên chóng mặt và đau đầu. Hơn nữa, nước sẽ giúp cơ thể bạn bài tiết các độc tố (nguyên nhân làm đau đầu và chóng mặt) một cách dễ dàng.

Vì vậy, người mắc hội chứng rối loạn tiền đình nên bổ sung nhiều lượng nước để cân bằng cơ thể, đồng thời giảm nhanh các triệu chứng do rối loạn tiền đình gây ra.

-> Làm gì để ngăn đau đầu khi làm việc nhiều với máy tính?

Xem thêm: Làm việc nhiều nguy cơ đột quỵ cao (Nguồn: Zing)

Hoàng Ly (T/H)  
Cắt thành công khối u mỡ nặng 2kg vùng nách cho nữ bệnh nhân 52 tuổi
Cụ ông nhập viện do bị hóc thịt bò khi ăn cỗ
Lầm tưởng “chết người” khi tự chữa bệnh miễn dịch, dị ứng tại nhà
Cần Giờ sắp có bệnh viện theo tiêu chuẩn y tế hàn lâm hàng đầu Hoa Kỳ
Chuyên gia cảnh báo món ngon không nên ăn quá 1 lần mỗi tuần
Bé 7 tháng tuổi bị viêm phổi, suy hô hấp cấp do sởi biến chứng
Vinmec được công nhận là Trung tâm xuất sắc về Dị ứng - Miễn dịch nhờ góp phần chuẩn hóa và nâng cao năng lực toàn ngành
Bộ Y tế tiếp nhận 500.000 liều vắc xin sởi do FPT Long Châu trao tặng
Biến chứng nhập viện sau khi bôi dầu gió chữa Zona
Cứu sống sản phụ bị băng huyết do đờ tử cung sau khi mổ lấy thai
Cô gái 18 tuổi mang khối u buồng trứng chiếm gần hết khoang bụng
Báo động bệnh sởi, Bộ Y tế khuyến cáo 5 cách phòng bệnh với nhóm nguy cơ cao
Cụ ông 68 tuổi bị nhiễm trùng gây khuyết vùng trán
Ngực to bất thường, đi khám phát hiện khối u to gần một gang tay
Đột quỵ nguy kịch do lạm dụng thuốc tránh thai
Vinmec là hệ thống y tế đầu tiên tại Việt Nam được vinh danh tại Healthcare Asia Awards 2025
Trẻ sơ sinh nằm gối được không?
Giải pháp điều trị mỡ máu tiên tiến hàng đầu thế giới đã có mặt tại Việt Nam
Kết hôn nửa năm không có bầu, đi khám bất ngờ phát hiện gen chuyển hóa hiếm gặp
Cắt toàn bộ dạ dày cứu sống bệnh nhân ung thư chảy máu nguy kịch
Xem thêm