Thứ năm, 25/04/2024 04:52
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 01/03/2024 12:46

Rộ trào lưu "ăn cúc vạn thọ cùng mì tôm": Chuyên gia nói gì?

Dùng hoa vạn thọ để nấu mì là cách mà cộng đồng mạng tận dụng cây cảnh sau khi chưng trong ngày tết. Chuyên gia nói gì về vấn đề này?

Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều video chế biến món ăn từ hoa vạn thọ. Chỉ cần gõ từ khóa "mì tôm hoa vạn thọ", "gỏi gà hoa vạn thọ" sẽ cho ra một loạt kết quả với hàng chục video khác nhau.

Từ những video ngắn, nhiều tài khoản TikTok chỉ ra nhiều cách ăn khác nhau để thưởng thức món ăn này, từ việc trộn vào gỏi gà cho đến việc kết hợp với mỳ tôm, tạo ra những trải nghiệm ẩm thực độc đáo và hấp dẫn.

Đáng chú ý, các video đăng tải cách chế biến khá đơn giản chỉ là hái những bông hoa còn non cùng với cả phần lá đem rửa sạch rồi để vào trong bát cùng mì tôm và đổ thêm nước sôi là có thể thưởng thức.

Những video này được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút lượng tương tác “khủng” của cộng đồng mạng và khiến dân tình rất tò mò về hương vị cũng như độ an toàn của món ăn độc lạ này. Vậy ăn hoa cúc vạn thọ có an toàn không?

trao-luu-an-hoa-cuc-17090994264511051129876

Các video dùng cúc vạn thọ nấu mì thu hút cả triệu lượt xem

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên cán bộ Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cho biết tuy cúc vạn thọ có nhiều lợi ích song cần sử dụng theo liều lượng và tuân thủ chỉ dẫn của thầy thuốc. Đặc biệt, không tự ý sử dụng loại hoa này làm thực phẩm.

Chuyên gia giải thích, cúc vạn thọ được trồng chủ yếu với mục đích làm cảnh. Để giữ cây tươi đẹp, người trồng có thể phun, tiêm những chất bảo vệ thực vật, chất tăng trưởng hay hóa chất khác. Vì vậy, nếu lấy chế biến sẽ gây hại cho sức khỏe nói chung, tăng nguy cơ ngộ độc và tiềm ẩn nhiều rủi ro khác.

"Nếu muốn chế biến món ăn, nên chọn cúc nhà trồng, sạch, đảm bảo an toàn thực phẩm và chỉ nên ăn thử một lần chứ không lạm dụng", ông Thịnh nói.

Người dị ứng với thành phần của cúc vạn thọ, phụ nữ có thai, người có tiền sử dị ứng, bệnh dạ dày, tim mạch nên hạn chế hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Ông Thịnh khuyến cáo trước khi chế biến, nên chần qua nước sôi để loại bỏ vi khuẩn và giảm bớt vị hăng. Ăn lượng vừa phải, không lạm dụng và cần kết hợp với thực phẩm khác như rau xanh, trái cây để bổ sung vitamin và chất xơ.

Thúy Ngà  
Bị ù tai, vo ve trong tai: Điều trị bằng cách nào?
Bất thường ở tim có thể là dấu hiệu ung thư tuyến tiền liệt
Tăng 10% nguy cơ đột quỵ do thói quen khi ngủ
Nơi bẩn nhất trong phòng làm việc, chứa ổ vi khuẩn gấp 400 lần bồn cầu
Bệnh viện không được từ chối, chậm trễ cấp cứu trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5
Chuyên gia Meijibio chia sẻ bí quyết sống lâu khoẻ mạnh
“Đu trend” pha mắm tôm vào trà sữa: Thú vui đánh đổi nguy cơ ngộ độc
Dấu hiệu u xơ tử cung thường gặp là gì?
Chuyên gia y tế thế giới bàn chiến lược cải thiện sức khỏe và bất bình đẳng giới
Thịt gà có 6 dấu hiệu này tuyệt đối không ăn
Cải thiện ngồi lâu giúp tăng tuổi thọ ở người lớn tuổi
Loại thực phẩm giúp vui vẻ cả ngày phải bổ sung thường xuyên trong bữa ăn
Hoạt động thể chất làm giảm 23% nguy cơ bệnh tim
Công thức “vàng” cho bữa ăn nhẹ dinh dưỡng, tiện lợi từ sữa tươi và yến mạch
Hoại tử vùng rốn sau khi hút mỡ bụng theo quảng cáo trên mạng
Tập thể dục buổi tối giúp giảm 61% nguy cơ tử vong sớm
Chế độ ăn của người dân Vùng xanh: Bí quyết sống lâu sống khoẻ
Lão hoá và và 4 cách làm chậm lại sự già đi của cơ thể
Cao huyết áp uống rượu được không?
Bé gái 12 tuổi bị xâm hại sinh con: Chuyên gia nhắn nhủ gì với phụ huynh?
Xem thêm