Thứ năm, 21/11/2024 21:06     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 03/01/2022 11:03

Phụ nữ mang thai có nên tiêm mũi 3 vaccine Covid-19?

Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy phụ nữ mang thai là đối tượng dễ bị biến chứng nặng khi nhiễm Covid-19. Vậy phụ nữ mang thai có nên tiêm mũi 3 vaccine Covid-19?

Nhiều thai phụ mắc Covid-19 nặng không tiêm vaccine

Mới đây, PGS.TS Nguyễn Duy Ánh, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết, bệnh viện đã điều trị cho 60 thai phụ, sản phụ mắc Covid-19. Đáng nói là trong số các sản phụ này nhiều người chưa tiêm Covid-19.

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng đã điều trị cho nhiều thai phụ mắc Covid-19 nặng. Đa phần trong số họ chưa tiêm vaccine Covid-19. Nhiều thai phụ phải chạy ECMO. Ở trong tình trạng như vậy, việc cứu được cả mẹ và thai nhi là rất khó khăn.

Lý giải về việc thai phụ mắc Covid-19 dễ tiến triển nặng, PGS Nguyễn Duy Ánh cho biết, đó là do khi mang thai, sản, phụ nữ có sự suy giảm về miễn dịch. Đồng thời, họ phải hô hấp cả cho mẹ và con nên khi mắc Covid-19 dễ bị suy hô hấp nặng và biến chứng.

Empty

Nhiều thai phụ mắc Covid-19 nặng không tiêm vaccine (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, phụ nữ có thể vừa mang thai vừa mắc các bệnh nền như béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường... càng làm tăng nguy cơ bệnh nặng nếu mắc thêm Covid-19.

"Nhiều người lo lắng khi mang thai mà tiêm vaccine thì sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nên không tiêm. Tuy nhiên, trong tình trạng dịch bệnh phức tạp như hiện nay nếu không tiêm vaccine Covid-19 thì thai phụ dễ nguy cơ bị bệnh nặng nếu mắc Covid-19. Lúc đó cả tính mạng của mẹ và thai nhi đều bị đe dọa", PGS Nguyễn Duy Ánh phân tích.

Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cũng cho biết, thời gian qua, bệnh viện đã điều trị cho nhiều thai phụ mắc Covid-19 nhưng do đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine Covid-19 nên bệnh nhẹ, sau đó sinh nở "mẹ tròn con vuông".

Phụ nữ mang thai có nên tiêm mũi 3 vaccine Covid-19?

Theo Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm chủng vaccine Covid-19 mới nhất mà Bộ Y tế ban hành ngày 21/12, phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên được khuyến cáo tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ các mũi vaccine, mũi nhắc lại.

Chỉ có phụ nữ mang thai dưới 13 tuần tuổi cần trì hoãn tiêm vaccine Covid-19 cho đến khi thai nhi trên 13 tuần tuổi lại tiêm bình thường.

Empty

Liều vaccine COVID-19 tăng cường sẽ bảo vệ cho cả phụ nữ mang thai và em bé (Ảnh minh họa)

Bộ Y tế khuyến cáo phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên cần thận trọng khi tiêm vaccine Covid-19 (trừ trường hợp có tiền sử phản vệ với vaccine Covid-19 ở lần tiêm trước hoặc có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất).

Với phụ nữ mang thai từ 13 tuần tuổi trở lên tiêm vaccine Covid-19, Bộ Y tế cũng yêu cầu các trường hợp này phải tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, trước tiêm, phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, cần đối chiếu với hướng dẫn sử dụng vaccine để chỉ định loại được phép sử dụng. Đến nay, trong các loại vaccine Covid-19 được Bộ Y tế phê duyệt, chỉ có vaccine Sputnik V là không được sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Phụ nữ mang thai từ 13 tuần trở lên cần được giải thích lợi ích/nguy cơ và ký cam kết nếu đồng ý tiêm và chuyển đến cơ sở có cấp cứu sản khoa để tiêm.

Nhấn mạnh về việc tiêm vaccine Covid-19, bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống Tiêm chủng VNVC cho biết, vaccine Covid-19 cũng giống như nhiều loại vaccine khác mà thai phụ cần phải tiêm để bảo vệ mình và thai như như vaccine uốn ván, cúm, viêm gan B, sởi - quai bị - rubella...

Về các phản ứng sau tiêm, bác sĩ Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa (Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP.HCM) cho biết, theo Bộ Y tế, sẽ có một số triệu chứng “giả cúm” sau tiêm vaccine Covid-19 là sốt, mệt mỏi, đau đầu, buồn nôn, ớn lạnh, đau cơ, đau tại chỗ tiêm, bồn chồn…

Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể đang rất khỏe mạnh và nó phản ứng lại với tất cả những chất được đưa vào. Nếu mẹ bầu xuất hiện các biểu hiện trên kèm với sốt trên 38 độ C có thể sử dụng thuốc hạ sốt.

"Các loại thuốc hạ sốt an toàn dành cho phụ nữ mang thai như nhóm thuốc Acetaminophen, Paracetamol hay Panadol. Tùy vào tình trạng sốt mà mẹ bầu uống 2-3 lần/ngày, cách 8-12 tiếng uống 1 viên. Thông thường, các phản ứng này sẽ xảy ra trong vòng 48-72h và sau đó sẽ biến mất hoàn toàn", bác sĩ Nhi nhấn mạnh.

Còn trong trường hợp sốt cao 39 - 40 độ C kéo dài tới ngày thứ 4, 5 có nhiều biểu hiện như ho, chảy nước mũi, ho khạc đờm nhiều, sốt cao kèm khó thở thì thai phụ nên đến ngay bệnh viện để kiểm tra vì rất có thể chúng ta có một bệnh lý khác chứ không phải là các phản ứng phụ sau tiêm vaccine.

Thúy Ngà  
Chuyên gia VinFuture “mổ xẻ” nguyên nhân đột quỵ ngày càng trẻ hóa
Xôn xao phát hiện hạch lợn trong nhân bánh giò: Bác sĩ nói gì?
Bác sĩ chỉ 3 'điểm chết' trên cơ thể là ổ vi khuẩn ít người chú ý
Bổ sung canxi có làm tăng chiều cao của trẻ, bao nhiêu là đủ?
Tư thế ngồi giúp người Nhật kéo dài tuổi thọ
PGS. TS Nguyễn Lân Hiếu chỉ 3 tác hại khi lạm dụng thuốc bổ và cách nhận biết
Viêm khớp dạng thấp, bệnh không chỉ người già
Từ vụ bé gái 5 tuổi bị chó dữ tấn công: Phòng tránh nguy cơ cho trẻ bằng cách nào?
Chuyên gia đưa 3 khuyến cáo giúp phòng chống cúm A/H5N1
Bác sĩ hướng dẫn cách giúp trẻ thoát hiểm khi hóc dị vật đường thở
Miền Bắc trở lạnh, bác sĩ chuyên khoa lưu ý gì về bệnh viêm đường hô hấp cấp ở trẻ nhỏ?
Cảnh báo 4 bệnh trẻ nhỏ thường mắc vào dịp đầu năm
Học cách sống chung với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
Dấu hiệu đặc trưng và cách phòng ngừa ngộ độc thực phẩm ngày Tết
Nữ sinh viên năm nhất vô tình phát hiện buồng trứng đa nang, bác sĩ đưa lời cảnh báo
Gia tăng người nhập viện do bệnh tim mạch: Phòng tránh thế nào khi trời trở lạnh?
Người già và trẻ nhỏ mắc cúm A tăng đột biến: Dấu hiệu nào nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Mỏi mắt tìm sữa chuẩn cho con, hợp túi tiền cho mẹ
Vì sao chơi thể thao khi trời lạnh dễ bị đột quỵ?
Báo động ngộ độc thuốc lá điện tử, bác sĩ đề xuất cấm khẩn cấp
Xem thêm