Thứ năm, 21/11/2024 18:45     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 23/11/2023 22:02

Phòng tránh tin giả, tin sai sự thật: Đọc gì cũng phải check 2 lần

Vấn đề tin giả, tin sai sự thật xuất hiện và lan truyền với tốc độ chóng mặt khiến việc kiểm soát thông tin trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Để hạn chế được tin giả, bản thân người dùng mạng phải có ý thức kiểm duyệt thông tin trước khi đăng.

Trong khuôn khổ Dự án "Phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024", ngày 23 tháng 11 năm 2023, tại Hà Nội, thực hiện chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử phối hợp cùng Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), Báo VnExpress và Công ty Cổ phần dịch vụ trực tuyến FPT tổ chức Chương trình Tinternet - Nâng cao ý thức người dùng mạng tại Việt Nam nằm trong khuôn khổ Chiến dịch "Tin" với thông điệp "Tin trên mạng, tin cho đúng".

Đây là một trong những chuỗi hoạt động của Dự án phát triển báo chí Việt Nam giai đoạn 2020 - 2024, với sự đồng hành xuyên suốt của Công ty Cổ phân Sữa Việt Nam (Vinamilk), mục tiêu hỗ trợ cho sự phát triển của báo chí cách mạng Việt Nam hòa nhập với sự phát triển của báo chí thế giới, góp phần thực hiện tổt vai trò trong việc xây dựng khát vọng về một Việt Nam hùng cường và vươn cao hơn nữa.

Chiến dịch “Tin” được tổ chức từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2023, bao gồm các hoạt động chính: Cuộc thi sáng tạo nội dung Anti Fake News trên nền tảng Tik Tok, Chương trình tổng kết Chiến dịch Tinternet và chuỗi bài truyền thông lan tỏa thông điệp chương trình, với mục tiêu cung cấp những thông tin, kỹ năng cơ bản để người sử dụng Internet có thể nhận biết, phát hiện, phòng chống tin giả, thông tin xấu độc trên mạng.

Empty

Ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập MoMo chia sẻ về vấn nạn tin giả trên mạng

Đồng thời, chương trình cũng hướng đến mục tiêu giúp cho người dùng Internet nhận thức rõ trách nhiệm trong việc đăng tải, cung cấp, chia sẻ thông tin trên không gian mạng.

Là một trong những hoạt động chính nhằm tổng kết Chiến dịch “Tin”, Chương trình Tinternet - Nâng cao y thức người dùng mạng tại Việt Nam được tổ chức với gần 1000 đại biểu và sinh viên tham dự xuyên suốt các hoạt động.

Chia sẻ tại chương trình, ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, khi triển khai chiến dịch này Bộ rất hồi hộp sự đón nhận của cộng đồng mạng, bởi đây là lần đầu Bộ tổ chức chiến dịch mạng, tập trung vào vấn đề ai cũng gặp phải: Tin giả.

"Rất vui là cộng đồng mạng, các nhà sáng tạo nội dung số nổi tiếng, cơ quan báo chí đều nhiệt tình hưởng ứng ích cực", ông nói.

Empty

Ông Lê Quang Tự Do, Cục trưởng Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông

Trong một tháng phát động, chiến dịch nhận được hơn 50 bài dự thi, với 150 triệu lượt xem, bên cạnh đó là hơn 100 bài hưởng ứng (không tham gia thi) với 280 triệu lượt xem. Tổng cộng, đến nay có tới 1,5 triệu video gắn hashtag Anti Fake News trên nền tảng TikTok, đạt số lượt xem lên đến hơn 5 tỷ lượt.

"Con số ấn tượng này thể hiện sự chung sức của cộng đồng mạng với cơ quan nhà nước trong cuộc chiến chống tin giả", ông Lê Quang Tự Do nói.

Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2019, Đại sứ Chiến dịch "Tin" Lương Thuỳ Linh chia sẻ, một trong những điều đáng sợ nhất trong giai đoạn đại dịch Covid-19 bùng nổ là tin giả (fake news).

Hoa hậu Lương Thùy Linh dẫn chứng, năm 2022, nghiên cứu từ nhóm tác giả thuộc Đại học Oxford, được UNICEF công bố 76% thanh thiếu niên đối mặt với tin giả từ các nguồn trực tuyến ít nhất một tuần một lần. Con số này tăng 50% hai năm trước đó.

"Điều này cho thấy công nghệ càng phát triển thì chúng ta càng tiếp xúc với nhiều tin giả. Nghệ sĩ thường là nạn nhân của tin giả, tin sai sự thật. Tin giả sẽ có ảnh hưởng tiêu cực tới sự nghiệp của nghệ sĩ, tệ hơn là sức khoẻ tâm lý của họ" – Lương Thùy Linh nói.

Ông Nguyễn Bá Diệp - Đồng sáng lập MoMo phát biểu tại sự kiện nói về đề tài "Tin giả tổn hại thật". Theo ông, tin giả nằm trong số những rủi ro hàng đầu thế giới.

Xu hướng tin giả cũng gia tăng trong giới tài chính. Theo ông, việc này cũng phần nào đến từ thiên kiến nhận thức của các cá nhân. Do đó, người xấu tận dụng tâm lý của con người để tạo ra tin giả.

Điều này dẫn tới nhiều tác động tiêu cực và hậu quả kinh tế như: giảm niềm tin ở một số mảng của thị trường; ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh daonh của công ty và ngành; thiệt hại về uy tín, hình ảnh, thương hiệu; tổ thất về tài chính ngắn hạn và dài hạn.

Trong đó, ông đưa ra ví dụ về vụ cháy chung cư mini tại Hà Nội, cộng đồng mạng lan truyền về nguyên nhân cháy do xe điện, nhưng sự thật không phải vậy.

Để giảm thiểu thiệt hại, ông khuyến khích các bạn trẻ nên đặt câu hỏi trước khi bấm bất kỳ thao tác tương tác vào với tin tức trên mạng: có tin được không; có làm hại đến ai không; có đang bị ai thao túng hay không. Những câu hỏi này làm rõ được ba yếu tố: chính chủ, chính thông và chủ động.

Empty

Tọa đàm "Tin nên tin"

Trong phần thảo luận "Tin nên tin" với chủ đề: "Làm thế nào để tạo ‘tin nên tin’?", ông Lê Quang Tự Do trả lời về vấn đề tin giả, tin sai sự thật xuất hiện và lan truyền với tốc độ chóng mặt và việc kiểm soát thông tin hiện nay lại trở nên khó khăn và phức tạp hơn.

Theo ông Tự Do, để hạn chế được tin giả, bản thân người dùng mạng phải có ý thức kiểm duyệt thông tin trước khi đăng.

Để phòng tránh tin giả, tin sai sự thật còn cần đến cả những kỹ năng xử lý đến từ người đọc, người xem khi tham gia Internet. Nói về cách đối diện với tin giả, ông Lê Quang Tự Do dẫn chứng, tâm lý học nghiên cứu con người nhận bình phẩm về mình trên một lần là quá giới hạn chịu đựng.

"Nhưng từ khi có mạng xã hội, một người có thể nhận một triệu bình luận nói xấu của mình", ông Do nói.

Trong khi đó, có những người chưa bao giờ được trang bị kiến thức, kỹ năng đối phó với những lời bình phẩm, nhận xét như vậy. Do đó ông Do khuyên các bạn trẻ đừng tin gì trên mạng.

"Chúng ta đọc gì cũng check hai lần, thứ nhất là xem thông tin có uy tín, đáng tin hay không; thứ hai, tập phớt lờ, chấp thuận, không nên đối xử như những lời bình phẩm trực tiếp được, nếu không khó sống, khó tồn tại", ông Do chia sẻ.

PV  
Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu
Press cup 2024: Sự kiện thể thao được mong đợi hàng năm của báo giới cả nước
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục”: Cơ hội khám phá phương pháp giáo dục toàn diện
50 năm hành trình rực rỡ của trường Tiểu học Dịch Vọng A - Hà Nội
Nhiều tuyến phố tại Hạ Long ngập nước do triều cường dâng cao
2 cô giáo Sóc Trăng nhận giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” năm 2024
Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Mô hình hành động tập thể” tạo thay đổi tích cực và bền vững cho cộng đồng
Băng rừng 'gieo chữ' nơi bản làng Hà Giang
3 cô giáo Hải Phòng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 20/11/2024
Cô giáo mầm non bám trường gieo chữ nơi miền núi Quảng Ninh
Nhà khoa học VinFuture: Giao thông xanh là giải pháp cho ô nhiễm không khí đô thị
Tâm sự thầy giáo trường Y: Thích 'mổ xẻ' để tìm cái đẹp cho đời
“Tiếng oan” sau vô lăng thầy dạy lái xe
Cô giáo 17 năm vào chùa mở lớp học cho trẻ em nghèo, khuyết tật
Giáo dục lấy hạnh phúc làm trọng tâm: Xu hướng tạo nên sự thay đổi tích cực trong trường học
Bão số 9 có thể sẽ tan trên biển trước khi đổ bộ vào đất liền
Ông Nguyễn Hồ Nam: Triết lý thắng-thua cần được thay thế bằng 'win-win'
Bão số 9 ảnh hưởng đến tỉnh thành nào?
Kết quả xổ số Vietlott Power ngày 19/11/2024
Xem thêm