Thứ bảy, 18/05/2024 17:50
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 21/06/2017 19:01

Phó trưởng khoa Báo chí - ĐHKHXH&NV: “Nghề báo đặc trưng là truyền nghề"

Với cương vị là người đào tạo trong công tác báo chí, Tiến sĩ Bùi Chí Trung đã bày tỏ nhiều trăn trở của một giảng viên trẻ với công việc truyền nghề cho các thế hệ sinh viên báo chí nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tiến sĩ Bùi Chí Trung hiện đang giữ cương vị Phó trưởng khoa Báo chí - ĐH KHXH&NV. Anh đã và đang có nhiều năm kinh nghiệm học tập, nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới và từng trải qua nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan báo chí, đài truyền hình lớn trong cả nước. Anh cũng từng xuất bản các cuốn sách về báo chí, truyền hình, truyền thông được nhiều độc giả và người làm báo quan tâm.

Nhân ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, báo Gia đình Việt Nam có một cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Bùi Chí Trung về công tác đào tạo báo chí trong nước cũng như những trăn trở của một giảng viên trẻ với công việc truyền nghề cho các thế hệ sinh viên báo chí.

pho-truong-khoa-bao-chi-dhkhxhampnv-nghe-bao-dac-trung-la-truyen-nghequot-giadinhonline.vn 1

Tiến sĩ Bùi Chí Trung - Phó trưởng khoa Báo chí - ĐH KHXH&NV

Lâu nay, khi nói về công tác đào tạo, giảng dạy, bồi dưỡng báo chí ở nước ta, có một vấn đề thường xuyên được nêu ra, đó là: dạy báo chí phải là dạy nghề. Chính từ vấn đề này, đã nảy sinh một loạt các vấn đề khác như những hệ quả tất yếu: đã là dạy nghề thì người dạy phải có nghề; vậy nếu giảng viên không làm báo, không viết báo thì lấy gì để dạy nghề cho người khác về cách làm báo, viết báo! Anh nghĩ sao về quan điểm này?

Ở các nước phương Tây người ta chia ra các xu hướng rất rõ. Thứ nhất, các trường đào tạo nghiệp vụ báo chí đòi hỏi những người đào tạo phải có thâm niên rất cao và giỏi về nghề, có kinh nghiệm thực tế. Hoặc xu hướng thứ 2 là những người chuyên gia nghiên cứu về báo chí học. Ở Việt Nam thì lại khác. Có nhiều giảng viên là những sinh viên giỏi, vừa ra trường được giữ lại trường, vài ba năm sau trở thành giảng viên. Dù có những tố chất tốt nhưng họ chưa đủ thâm niên nghề, họ chưa đạt đươc dấu ấn trong làng báo để quay trở lại đào tạo. Và nếu như người thầy không giỏi thì khó có thể đào tạo ra sinh viên xuất sắc.

Cơ chế của đào tạo báo chí của chúng ta nằm trong một hệ thống chung đào tạo đại học. Những người giỏi về nghề chưa chắc đã đã đạt được học vị Thạc sĩ, Tiến sĩ, đáp ứng được yêu cầu theo quy định của Bộ Giáo dục để có thể dạy được nghề báo, họ chỉ có thể dạy các chuyên đề nhỏ. Nhưng nghề báo đặc trưng là truyền nghề, đào tạo nghề chứ không phải đào tạo các chuyên gia nghiên cứu. Chính vì vậy, mâu thuẫn ở đây chính là sự “nhá nhem” ở mục đích đào tạo.

Tiếp theo là về cơ chế đào tạo: Hiện nay báo chí thay đổi liên tục, báo chí đa phương tiện, báo chí công nghệ cao phát triển và biến đổi rất nhanh. Nhưng cơ sở lý luận báo chí lại đang có nhiều dấu hiệu cần phải nhìn lại, cập nhật hơn để ứng dụng cho phù hợp với việc làm báo hiện đại.

Được biết anh vừa là nhà báo đồng thời là nhà giáo dạy nghề báo. Nhưng thực tế là hiện nay, nhiều giảng viên dạy nghề báo nhưng lại chưa hề làm báo chuyên nghiệp. Anh đánh giá thế nào về hệ quả của tình trạng này trong việc đào tạo nghề báo và sự tác động đến thệ hệ sinh viên báo chí hiện nay?

Thực ra dùng chữ ‘hệ quả’ hơi nặng nề. Tôi nghĩ khác, mình phải có sự lạc quan và cũng phải có sự chấp nhận hiện thực. Có một điều dễ dàng nhận thấy đó là hiện nay có rất nhiều bạn sinh viên trong nước từ năm thứ 3 đã cộng tác với những tờ báo, đi làm ở những công ty truyền thông… Nhưng ngược lại, gần đây, số sinh viên báo chí trở thành phóng viên chính, xuất sắc của các tờ báo lớn, đoạt giải báo chí uy tín đang trở nên hiếm thay vào đó là những sinh viên của các chuyên ngành khác hoặc học các trường nước ngoài.

Đã từng học và nghiên cứu về nghề báo ở nước ngoài, anh thấy sự khác nhau cơ bản nhất trong đào tạo nghề báo của ta và các nước phương Tây là gì?

Nước ta đào tạo theo số lượng. Mỗi năm có số lượng nhất định các sinh viên các chuyên ngành khác nhau được đào tạo. Còn ở các nước phương Tây, họ không quan tâm số lượng.

Hay như nhiều năm trước, chúng ta thường đào tạo theo khung chương trình, 4 năm đại học với 2 năm đầu học đại cương và 2 năm cuối mới bắt đầu học chuyên ngành. Ở các nước phương Tây lại ngược lại, sinh viên phải có một bằng Đại học chuyên ngành khác thì mới có thể đủ điều kiện để đào tạo báo chí.

Việc đào tạo báo chí trong nước hiện nay có sự đổi mới đó chính là khung chương trình, đầu môn học tương đối gần với các trung tâm đào tạo báo chí lớn trên thế giới. Nhưng cái không giống đó chính chất lượng giáo viên, trang thiết bị đào tạo báo chí…

Trong nội dung và chương trình đào tạo báo chí của ta hiện nay đặc biệt là ngay tại Khoa Báo chí trường Đại học KHXH&NV, đối chiếu với yêu cầu của một người làm báo chí truyền thông hiện đại, theo anh, có cần điều chỉnh gì không?

Nhận thức được thách thức của báo chí truyền thông hiện nay, chúng tôi có sự thay đổi về hạ tầng kỹ thuật. Chúng tôi giữ khung chương trình, các môn học không quá xa cách với thế giới. Chất lượng giảng viên của trường có bề dày về khoa học, giảng viên vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, bởi vậy mỗi giảng viên đều là một chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thông. Bên cạnh đó, trường cũng được đầu tư trang thiết bị hiện đại, công nghệ cao không hề thua kém các Đài truyền hình lớn trong nước.

Từng trải qua nhiều vị trí quan trọng tại các cơ quan báo đài lớn trong nước, nhưng anh lại lựa chọn quay trở lại công tác đào tạo. Nhiều người vẫn cho rằng, mức lương giảng viên trẻ hiện nay thấp, thậm chí là ‘nghèo’! Vậy tại sao anh lại chọn cái ‘nghèo’ ấy!

Ít người muốn làm nghề dậy báo, bởi một thực tế lương giảng viên hiện nay thấp, mới ra trường có khi chỉ đôi ba triệu. Bản thân tôi, ngoài tham gia công tác đào tạo tại trường, tôi vẫn đang làm nghề báo.

Nhưng với tôi, đây có thể là số phận. Mức lương chỉ là một tiêu chí đánh giá. Nhưng điều đó không quan trọng. Tôi chưa bao giờ so bì chuyện đó. Mỗi người có một quan điểm về hạnh phúc khác nhau. Tôi nghĩ công việc như hiện tại là phù hợp với tôi.

Cảm ơn anh với cuộc trò chuyện trên! Chúc anh luôn giữ vững lửa nghề để góp phần đào tạo những thế hệ sinh viên báo chí giỏi, tạo ra những cây bút xuất sắc trong làng báo chí Việt Nam.

Hồng Hạnh

Tags:
  • Tin liên quan
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Xem thêm