Thứ tư, 12/02/2025 13:33     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 12/11/2021 18:20

Phát hiện bệnh lao da sau nửa năm chữa vết thương do gai tôm đâm

6 tháng trước, bệnh nhân bị gai tôm đâm vào tay khi làm bếp. Cánh tay sau đó xuất hiện nhiều nốt, cục màu đỏ tím và được khẳng định mắc lao da.

Ngày 12/11, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết đơn vị vừa tiếp nhận một bệnh nhân nam (25 tuổi, ngụ Tây Ninh) đến khám vì dọc cánh tay trái xuất hiện nhiều nốt, cục màu đỏ tím, không đau.

Bệnh nhân cho biết, khoảng 6 tháng trước, anh bị gai tôm đâm vào ngón cái bàn tay trái. Vết thương nhỏ lớn dần, loét, chảy mủ, đau ít và rất lâu lành.

Kể từ đó, tay trái của anh tiếp tục xuất hiện thêm những nốt, cục đỏ. Các vết này nổi theo đường, lan dần từ bàn tay lên trên cẳng tay. Ngoài ra, không có thêm bất kì triệu chứng nào khác.

Dù đã khám và điều trị nhiều nơi nhưng bệnh không thuyên giảm mà còn nổi thêm các vết mới.

tom dam

Vết thương ở ngón tay sau khi bị gai tôm đâm. Ảnh: BVCC.

Qua thăm khám, chỉ định xét nghiệm, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp viêm mạch bạch huyết dạng nốt do vi khuẩn lao gây ra.

Kết quả xét nghiệm ghi nhận bệnh nhân dương tính với vi khuẩn lao M. gordonae (Mycobacteria gordonae), đây là một chủng vi khuẩn lao không điển hình.

ThS.BS Châu Ngọc Tố Trinh - Khoa Lâm sàng 1, Bệnh viện Da Liễu TP HCM cho biết những vi sinh vật gây bệnh này thường xâm nhập vào da thông qua một vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ ở bàn tay hoặc bàn chân (thường là do gai đâm). Tại vị trí vết thương ban đầu sẽ xuất hiện một nốt nhỏ, diễn tiến to dần lên, vỡ ra, loét, chảy mủ và rất lâu lành.

Vài tuần sau, bệnh sẽ tiến triển, lan theo đường bạch huyết, gây xuất hiện thêm nhiều nốt, cục tương tự dọc đường đi của mạch bạch huyết. Nếu không điều trị, các tổn thương này có thể tồn tại nhiều năm, ảnh hưởng đến chất lượng sống của người bệnh.

benh

Các vết tổn thương lan theo đường mạch bạch huyết. Ảnh: BVCC.

Bác sĩ Tố Trinh cho hay, vi khuẩn lao Mycobacteria gordonae có mặt ở khắp mọi nơi, gây nhiễm trùng cơ hội. Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất, nước. Vì sinh vật hiếm gây bệnh nên ít quan tâm. Tuy nhiên, y văn thế giới cũng đã ghi nhận M. gordonae có gây bệnh cho người.

Một vết thương dù nhỏ và đơn giản cũng có khả năng gây nhiễm trùng lan rộng và mạn tính. Đặc biệt, nếu để càng lâu, tổn thương càng xâm lấn vào mô xung quanh, gây sẹo xơ. Nếu xâm lấn vào xương khớp có khả năng gây lao xương khớp. Nếu loét ra ngoài da thì có thể bội nhiễm thêm các vi khuẩn khác.

"Do đó, khi có vết thương nhỏ bệnh nhân cần đến thăm khám sớm tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu uy tín để được chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị kịp thời, tránh cho thương tổn da lan rộng" - bác sĩ Tố Trinh khuyến cáo.

Thúy Ngà  
Bé trai 6 tuổi lên cơn co giật do mắc cúm A bội nhiễm
Cảnh báo bệnh nhân mắc cúm A nguy kịch do bệnh lý nền
Vì sao nhiều người trẻ tuổi đột quỵ trong dịp Tết?
Đảm bảo an toàn tiêm chủng, FPT Long Châu mạnh tay đầu tư vào công nghệ thông minh
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Thanh Chân: Nơi sức khỏe và niềm tin hội tụ
Bảo quản thịt xông khói trong tủ lạnh được không?
Bị suy gan cấp do uống thuốc nam tăng 'bản lĩnh phòng the'
Xuất huyết não nghiêm trọng sau nhiều năm hút thuốc
Thủng dạ dày, cắt bỏ đại tràng do ăn bút bi, tăm nhựa
Tai biến có hồi phục được hay không?
Thoát chết thần kỳ sau khi bị nhồi máu cơ tim cấp nguy kịch
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Xem thêm