Chủ nhật, 19/05/2024 07:32
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ năm, 17/03/2016 16:41

Phá dỡ tòa nhà 8B Lê Trực: Dân lo lắng về mức độ an toàn

Hàng trăm hộ dân đã dốc cả sản nghiệp, bán nhà cửa để mua căn hộ trên khu đất vàng 8B Lê Trực những tưởng đã có nhà ở từ năm ngoái nay lâm vào cảnh “sống dở chết dở”.

Việc quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính buộc tháo dỡ phần sai phạm của tòa nhà có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự an toàn, chất lượng của công trình và các căn hộ khác khiến hầu hết các hộ dân đều hoang mang, lo lắng, đâm đơn gửi các cơ quan chức năng.
“Sống dở chết dở”
“Dư luận lâu nay có lẽ chỉ tập trung việc phá ra sao, dỡ thế nào mà “vô tình” quên đi những hộ dân chúng tôi, những khách hàng đã dành giụm cả đời, bỏ ra nhiều tỷ đồng mới có thể mua được căn hộ để ở” – Gặp chúng tôi tại khu nhà, bà Trần Thị Kiệm, một hộ dân mua căn hộ buồn bã nói. Bà Kiệm cho biết thêm:“Vợ chồng tôi cả đời tích góp, phải bán 2 ngôi nhà mới đủ tiền mua một căn chung cư 86m2 tại tầng 16. Hiện đã đóng 90% giá trị nhà, tương đương khoảng 6 tỷ đồng. Từ khi bán nhà, chúng tôi phải thuê một căn chung cư với giá 11 triệu đồng/1 tháng để ở. Hợp đồng cũng sắp hết, nay lại có quyết định cưỡng chế, không biết khi nào chúng tôi mới có nhà ở. Bên cạnh đó, nếu phá dỡ, chúng tôi sẽ không được hưởng những dịch vụ của tòa nhà như bể bơi, phòng tập vì họ thiết kế trên tầng 18”.
Chung hoàn cảnh với bà Kiệm, chị Nguyễn Thị Hồng Xuân giãi bày hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan của mình:“Khi đặt mua nhà tại đây, vì không có tiền nên tôi phải vay ngân hàng với lãi suất cao. Sau đó, gia đình tôi đã bán một ngôi nhà 4 tầng và một căn chung cu để lấy tiền trả ngân hàng. Hiên gia đình đang phải thuê nhà với giá rất cao, năm 2015, tiền thuê nhà lên tới hơn 100 triệu đồng. Bà ngoại tôi năm nay 97 tuổi, sợ bị lừa, ngày nào cũng hỏi bao giờ được chuyển về nhà mới, chỉ sợ tới khi qua đời vẫn chưa biết nhà mình ở đâu” – chị Xuân bật khóc.
Khốn khổ không kém là cảnh vợ chồng ông Nguyễn Quang Lung và bà Trần Thị Kiệm. Ông bà đều là những cán bộ nghỉ hưu của ngành y tế, dù đã ở cái tuổi xưa nay hiếm vẫn dồn tiền mua nhà. Bà Kiệm lo lắng kể: “Căn hộ của tôi nằm tại tầng số 16, nếu bây giờ tháo dỡ phía trên thì ai, cơ quan nào dám đảm bảo nó sẽ giữ nguyên được chất lượng như ban đầu? Giả sử chủ đầu tư phá sản, không tồn tại thì ai sẽ khắc phục hậu quả? Quyền lợi khách hàng của chúng tôi sẽ ra sao? Chưa kể sau này có sự cố gì xảy ra thì sao? Tôi chỉ mong Nhà nước có hướng xử phạt hoặc giải quyết sao cho không ảnh hưởng đến chất lượng công trình?”.
Ông Vũ Văn Cảnh, khách hàng mua nhà tại dự án 8B Lê Trực nguyên là một cán bộ cơ khí xây dựng có kinh nghiệm bày tỏ: Tôi nhiều năm làm trong ngành xây dựng nên biết về kỹ thuật. Tôi chắc chắn việc phá dỡ sẽ làm ảnh hưởng đến kết cấu cũng như tuổi thọ công trình. Việc cắt ngọn, giật cấp như hiện nay, dù không phải chuyên gia, người ta cũng dễ nhận thấy toàn bộ kết cấu của toà nhà sẽ bị ảnh hưởng. Chúng tôi khẩn thiết đề nghị Nhà nước, các cơ quan chức năng, chủ đầu tư nên xem xét, đưa ra hướng xử lý nhân văn để quyền lợi người tiêu dùng sẽ được đề cập một cách chính đáng”.
Cư dân lân cận cũng nhiều hệ lụy
Bà Hứa Thị Kim, sinh sống tại số 100 Nguyễn Thái Học đại diện các hộ dân sống tại tổ 12, cụm dân cư số 6, Phường Điện Biên cho biết: Những hộ liền kề tính từ số nhà 110 đến 188 Nguyễn Thái Học đều đang rất lo lắng. Mái nhà lợp tôn của tôi đã 3 lần bị mảnh vữa, gạch vụn rơi xuống, bên chủ đầu tư chỉ xuống lợp lại và nói yên tâm sẽ không sao nhưng đâu lại vào đấy. Ngày 8-3 tôi đã tới UBND phường để trình báo về sự việc trên nhưng tới nay chưa thấy hồi âm. Thử hỏi, nếu bây giờ tháo dỡ thì ai sẽ bảo đảm những khối bê tông, gạch, vữa không rơi xuống và tính mạng chúng tôi sẽ ra sao? Hiện nay, giường chiếu nhà tôi phải để gọn một chỗ, không dám ở, vì sợ gạch, vữa rơi xuống. Ngoài ra, việc xây dựng và tháo dỡ công trình gây tiếng ồn ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của các cháu”.

pha-do-toa-nha-8b-le-truc-dan-lo-lang-ve-muc-do-an-toan-giadinhonline.vn 1

Việc tháo dỡ tầng trên của 8B Lê Trực sẽ ảnh hưởng đến nhà của các hộ dân ở xung quanh công trình

pha-do-toa-nha-8b-le-truc-dan-lo-lang-ve-muc-do-an-toan-giadinhonline.vn 2

Theo bà Hứa Thị Kim, muốn khắc phục hậu quả cần xem xét kỹ, không nhất thiết phải tháo dỡ. “Chúng ta có thể tận dụng chúng để phục vụ những người có hoàn cảnh khó khăn hay hiến tặng cho các cơ quan nhà nước như lực lượng vũ trang, quân đội....vừa tránh lãng phí lại có thể bảo đảm an ninh trật tự khu vực. Bên cạnh đó, công trình được xây dựng liền kề với khu dân cư, không phải giữa “cánh đồng hoang”, nên việc phá dỡ sẽ ảnh hưởng rất lớn tới các hộ dân sinh sống xung quanh. Bà Hứa Thị Kim đề xuất, nếu tháo dỡ, phải có bản cam kết bảo đảm an toàn giữa cấp lạnh đạo với người dân. Nếu không phải di dời nhà dân xung quanh tới một nơi an toàn, khi nào phá dỡ xong thì đưa mọi người về. Mọi chi phí di dời, người dân phải được hỗ trợ 100%.
Còn theo bà Trần Thị Kiệm, nên đưa ra biện pháp giải quyết an toàn, hạn chế phá dỡ làm ảnh hưởng tới kết cấu công trình. Để có một căn chung cư tại đây, mọi người phải bỏ ra số tiền rất lớn. Trong quá trình sử dụng, ảnh hưởng của việc phá dỡ, nếu có sự cố, công ty không còn thì ai sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư cần có những cuộc họp báo, hay thư xin lỗi gủi tới người tiêu dùng đồng trời trả lời rõ thời gian bàn giao nhà để người dân yên tâm
Trước những bức xúc của người dân, chúng tôi đã liên hệ với đại diện phía Ban QLDA Toà nhà 8B Lê Trực. Sau nhiều lần đùn đẩy, né tránh trả lời báo chí, một lãnh đạo Công ty cổ phần may Lê Trực cho biết: Sẽ tiếp thu ý kiến của người dân để tìm cách tháo gỡ và báo cáo cơ quan chức năng. Tuy nhiên, khi chưa có phương án phá dỡ mà các lực lượng chức năng đã tiến hành cưỡng chế như hiện nay là vô cùng nguy hiểm, song sự nguy hiểm này…chủ đầu tư không can thiệp được(!).
Hải Hoàng – Trần Thúy
Tags:
  • Tin liên quan
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Người nghèo mua Lamborghini
Trường quốc tế gần 200 năm tuổi của Anh tại Vinhomes Ocean Park có gì?
Tự ý rủ hàng xóm tiêm mật gấu chữa xương khớp
Ôn thi giữa nắng nóng kỷ lục: Làm gì giúp sĩ tử tươi mát mỗi ngày để ôn bài hiệu quả?
Vì sao lau nhà xong thường ngửi thấy mùi tanh?
Vietcombank dẫn đầu tại ba cuộc thi của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam
Làm gì để bản thân luôn tươi mát giữa mùa thi nắng nóng kỷ lục?
Gần 200.000 sản phẩm nước tinh khiết, 620 khối nước ngọt tiếp tục đến tay người dân Bến Tre, Tiền Giang
Sĩ tử hối hả làm mát cơ thể trước nắng nóng mùa cao điểm ôn thi
Hạnh phúc khi còn mẹ
Xem thêm