Chủ nhật, 19/05/2024 02:34
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ tư, 30/10/2019 10:07

PGS.TS Bùi Thị An: “Phải công khai tất cả mọi thứ liên quan đến nước sạch sông Đà"

PGS.TS Bùi Thị An cho rằng, Chính phủ cần chỉ đạo cơ quan Bộ, ngành sớm thông tin công khai tất cả mọi thứ liên quan đến nước sạch sông Đà.

Đêm ngày 08/10/2019, đầu nguồn khe núi tại xã Phú Minh (huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình) bị đổ trộm dầu thải. Dầu chảy ra suối Trâm rồi lan vào hồ Đầm Bài, nơi chứa nước để cấp cho Nhà máy nước sạch Sông Đà.

Ngày 10/10/2019, người dân khu vực Tây Nam Hà Nội phát hiện nước có mùi khét. Nhà chức trách vào cuộc và thông báo nước sinh hoạt ở khu vực này bị nhiễm chất Styren với tỷ lệ cao hơn 1,3 - 3,6 lần so với mức cho phép.

Sau khi xảy ra sự cố, đoàn liên ngành gồm Sở Xây dựng, Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội vào cuộc kiểm tra và có kết quả giám định xác định mùi “khét” có trong nguồn nước người dân sử dụng thuộc toàn bộ khu vực cấp nước của Nhà máy nước sạch sông Đà tại các quận: Thanh Xuân, Hoàng Mai, Hà Đông là do chất Styren có từ dầu thải gây ra.

Empty

Chiếc xe tải 2,5 tấn đổ trộm dầu trên khu vực thượng nguồn gần nhà máy xử lý nước sạch sông Đà là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng nước ở Hà Nội có mùi trong nhiều ngày qua.

Tổng số khách hàng trên địa bàn Hà Nội sử dụng nguồn nước của Nhà máy nước sạch sông Đà khoảng 250.000 hộ. Tuy nhiên, kể từ ngày sự cố trên xảy ra, tính đến thời điểm hiện tại đã hơn 20 ngày trôi qua nhưng chưa hề có bất kỳ Bộ, ban ngành, cơ quan quản lý Nhà nước nào đứng ra nhận trách nhiệm hay công bố một cách đầy đủ mọi vấn đề liên quan đến việc cấp phép khai thác nước mặt, quy trình xử lý nước sạch hay việc cấp giấy phép xả thải... cho nhà máy này.

Sự việc chưa lắng xuống thì ngày 26/10/2019 vừa qua, báo Tiền Phong đưa tin, hiện nay hồ Đầm Bài vừa là nơi chứa nước thải từ Nhà máy nước sạch sông Đà vừa là nơi cung cấp nước nguồn cho nhà máy này.

Theo thông tin từ Tiền Phong, ngày 13/9/2018, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã cấp Giấy phép số 2825/GP-BTNMT cho Cty CP Đầu tư nước sạch sông Đà (Phú Minh, Kỳ Sơn, Hoà Bình), khai thác sử dụng nước mặt với mục đích cung cấp nước sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh và các mục đích sử dụng nước khác của chuỗi đô thị Sơn Tây, Hoà Lạc, Xuân Mai, Miếu Môn (Hà Nội). Lượng nước khai thác, sử dụng lớn nhất 640.00m3/ngày, thời gian khai thác 24/24h.

Đáng chú ý, ngày 27/5/2019, Bộ TN&MT lại ký ban hành Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước số 1307/GP-BTNMT, trong đó nêu rõ: Cho phép Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà được xả thải từ Nhà máy nước sạch sông Đà ra suối Bằng rồi chảy vào hồ Đầm Bài tại xã Phú Minh huyện Kỳ Sơn. Giấy phép này cũng cho Nhà máy nước sạch sông Đà xả cả nước thải sản xuất và nước thải sinh hoạt sau khi xử lý ra suối Bằng, chảy vào hồ Đầm Bài.

Empty

Giấy phép của Bộ TNMT cấp cho Công ty CP đầu tư nước sạch Sông Đà ngày 27/05/2019 cho phép công ty này xả nước thải vào hồ Đầm Bài (Ảnh: Minh Đức/Tiền Phong)

Vị trí số 1 xả nước thải sản xuất là 32.000m3/ngày đêm và vị trí số 2 là nước thải sinh hoạt 15 m3/ngày đêm. Dù giấy phép 1307 yêu cầu tiêu chuẩn của nước xả thải không vượt quá quy chuẩn quốc gia về nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất.

Tuy nhiên, điều khiến người dân lo ngại chính là việc, hồ Đầm Bài đang được Nhà máy nước sạch sông Đà sử dụng làm bể lắng, chứa nước xả thải lại chính là nơi cấp nước đầu nguồn cho nhà máy sản xuất nước sinh hoạt. Liệu việc này có phù hợp với quy trình sản xuất nước sạch và đúng với quy định của pháp luật?

Trao đổi với phóng viên báo Gia đình Việt Nam về sự việc trên, PGS. TS Bùi Thị An - nguyên Đại biểu Quốc hội khóa XIII, Viện trưởng Viện Tài nguyên môi trường và phát triển cộng đồng đã hết sức giật mình trước thông tin hồ Đầm Bài vừa là nơi cung cấp nước nguồn cho Nhà máy nước sạch sông Đà, vừa là nơi chứa nước xả thải của nhà máy này.

“Sự vụ nước sông Đà xảy ra từ ngày 8/10 cho đến nay đã là 29/10 rồi nhưng qua theo dõi trên báo chí, tôi thấy một loạt các thông tin và hôm nay nhận được thông tin này tôi rất giật mình", PGS.TS Bùi Thị An nói.

Empty

PGS. TS Bùi Thị An trong một tọa đàm về sống xanh diễn ra mới đây

PGS. TS Bùi Thị An cho rằng, nguồn nước là an ninh quốc gia, là số một chính vì thế hết sức quan trọng. Tuy nhiên, tất cả các thông tin liên quan đến vụ việc này tới giờ vẫn chưa được công bố một cách chính thức minh bạch. Vì vậy, Chính phủ cần chỉ đạo một cơ quan Bộ, ngành nào đó phải sớm thông tin công khai tất cả mọi thứ liên quan đến nước sạch sông Đà.

"Tôi đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ hoặc cơ quan nào đó phải công khai, minh bạch toàn bộ mọi thông tin liên quan đến nước sông Đà từ đầu cho đến cuối, từ quy hoạch, xây dựng, hiện trạng, các loại giấy phép, công nghệ, tất cả mọi thứ theo thứ tự thời gian... rồi sau đấy mới bắt đầu hạ hồi bàn được, cứ như này tôi thấy rất lung tung và không biết được thông tin nào là chính xác, minh bạch nó đang ở đâu nữa”, PGS.TS Bùi Thị An nhấn mạnh.

Báo Gia đình Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc!

Trần Việt  
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Người nghèo mua Lamborghini
Xem thêm