Chủ nhật, 19/05/2024 09:53
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 10/10/2014 09:13

Những người không nên dùng rượu thuốc

Không cần thống kê, đa số những người chọn rượu thuốc là vì rượu nhiều hơn vì thuốc. Bằng chứng là người không ưa uống rượu chẳng có ai chọn cách uống thuốc dưới hình thức rượu thuốc, nhất là khi thuốc viên, thuốc thang cũng có tác dụng như thế hoặc thậm chí có khi nhanh hơn dùng thuốc rượu.

Những bệnh không nên dùng rượu thuốc

Hầu như gia đình nào ở Việt Nam cũng đều có một vài bình rượu thuốc trong nhà và có những bình được để rất lâu.

nhung-nguoi-khong-nen-dung-ruou-thuoc-giadinhonline.vn 1

Những người không nên dùng rượu thuốc

Những trường hợp viêm gan, bệnh gút, viêm thận mãn, cao huyết áp… bệnh nhân không được dùng rượu cho dù có may mắn tìm được loại rượu thuốc an toàn về chất lượng.

Nên lựa chọn cẩn thận trước khi mua

Nếu đến bánh kẹo cũng cần chọn loại có gốc gác hẳn hoi thì càng phải cẩn trọng với rượu thuốc hơn nữa. Không nên vì những lời đồn mà mua sản phẩm chưa rõ nguồn gốc xuất xứ, nên chọn thành phẩm được sản xuất bởi các công ty dược có uy tín lâu năm. Làm rượu qua dây chuyền công nghệ khép kín chắc chắn đảm bảo chất lượng hơn rượu cất theo qui trình không rõ ràng.

Nạn nhân đông hơn bệnh nhân

Số người ngộ độc vì rượu thuốc, nhất là trong các dịp hội hè, trong mấy ngày Tết là một thực tế cho thấy quá thừa rượu rởm từ thành phần cho đến chất phụ gia. Bên cạnh đó cũng không thiếu số người tuy dùng tiếng uống rượu thuốc nhưng không hề vì tác dụng nên thuốc của rượu mà vì… rượu.

Rượu thuốc, như tên gọi, phải được dùng với tri thức như dùng thuốc. Thậm chí, người dùng phải cẩn thận hơn nữa vì bên cạnh thuốc là rượu mạnh, không ai làm rượu thuốc với rượu vang.

Rượu thuốc nếu lạm dụng mà không viêm gan, không loét bao tử mới là chuyện lạ. Đó là chưa kể đến phản ứng phụ như tai nạn xe cộ do say xỉn vì rượu.

Thuốc nào cũng là dao hai lưỡi

Với rượu thuốc, cho dù có chế biến hoàn toàn đúng cách, lưỡi dao càng bén hơn nữa vì độ cồn của rượu. Thuốc nào cũng thế, muốn đừng thành thuốc độc một cách oan uổng phải được dùng đúng chỉ định. Quan trọng hơn nữa là không được dùng nếu chống chỉ định.

BS. Lương Lễ Hoàng

Tags:
  • Tin liên quan
Nắng nóng, uống nước mía hay nước dừa tốt hơn?
Vì sao ăn nhiều trước khi ngủ lại thấy đói hơn vào sáng sớm?
Quy tắc 20-20-20: Bí quyết giúp bảo vệ đôi mắt giữa thời 4.0
Giải pháp giúp giảm bớt hội chứng thị giác màn hình
Người nhóm máu O hay bị muỗi đốt có đúng không?
5 lý do phụ nữ nên kết hợp hạnh nhân vào chế độ ăn hằng ngày
Cách phục hồi làm dịu vết cháy nắng ở nam giới
Cách mix áo sơ mi đi làm cũng đẹp, du lịch cũng mê
Điều gì xảy ra với cơ thể khi ăn hai quả trứng mỗi ngày?
Vì sao không va chạm vẫn có vết bầm tím trên người?
Leo cầu thang làm giảm 39% nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch
5 thực phẩm tốt nhất cho bệnh nhân tiểu đường
5 thực phẩm bổ não, tiếp sức sĩ tử trong mùa thi
Liên tiếp các vụ ngộ độc thực phẩm, Thứ trưởng Bộ Y tế nêu 3 cách giải quyết nỗi lo
Bé gái 17 tháng tuổi mắc bệnh hiếm 1 triệu trẻ mới có 1 người bị
Cơ thể cần bao nhiêu calo mỗi ngày?
Uống nước mía có tăng cân không?
Gợi ý 10 set đồ đi du lịch trẻ trung, nổi bật của mỹ nhân Việt
5 loại rau củ giúp giải nhiệt tự nhiên, thanh lọc cơ thể vào mùa hè
6 thói quen hàng ngày khiến chứng lo âu tồi tệ hơn
Xem thêm