Thứ năm, 02/05/2024 19:55
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 28/04/2023 06:30

Những điều nên làm để giảm, ngăn ngừa sẹo

Sẹo gây mất thẩm mỹ và làm cho người mắc thiếu tự tin. Dưới đây là một số điều bạn nên làm khi chăm sóc vết thương để ngăn ngừa sẹo.

Sẹo là một phần tự nhiên trong quá trình chữa lành của cơ thể khi bị chấn thương. Khi da bị tổn thương do tai nạn hoặc thương tích, cơ thể sẽ tạo ra mô mới từ collagen, để lấp đầy những khoảng trống này.

Sẹo hình thành sau quá trình lành vết thương, vì collagen mới được tạo ra để lấp đầy vết thương không giống với kết cấu của vùng da xung quanh trước đó. Hầu hết các vết thương đều để lại sẹo ở một mức độ nào đó, ngoại trừ những vết thương rất nông trên bề mặt da.

Không phải tất cả các vết sẹo đều giống nhau. Loại sẹo và mức độ của sẹo, một phần bị ảnh hưởng bởi cách chăm sóc vết thương trong quá trình chữa lành. Mức độ nghiêm trọng của vết thương cũng có thể xác định mức độ sẹo. Chấn thương càng sâu thì khả năng để lại sẹo càng cao.

seo4

Ảnh minh họa

Vết thương bình thường sẽ để lại sẹo phẳng, có màu tương tự như màu da và có thể phẳng dần theo thời gian. Những vết sẹo này khó nhìn thấy hơn so với sẹo lồi và sẹo phì đại. Rạn da cũng là một loại sẹo.

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ (AAD), cách bạn chăm sóc vết thương có thể giảm thiểu hoặc thậm chí ngăn ngừa sẹo.

Dưới đây là một số điều nên làm để ngăn vết thương mới khỏi để lại sẹo:

Giữ vết thương sạch sẽ giúp ngăn ngừa sẹo

Rửa và xử lý vết thương đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa sẹo.

Theo Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ, da bị tổn thương do vết thương làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn. Vết thương sẽ lành theo từng giai đoạn và cần giữ vết thương sạch sẽ trong quá trình lành này. Theo đó, ngay sau khi vết thương xảy ra, cần giữ cho vết thương sạch sẽ.

AAD khuyên bạn nên rửa vết thương bằng dung dịch nước muối hoặc nước sạch, để loại bỏ các chất bụi, mảnh vụn nếu có, sau đó dùng khăn sạch lau nhẹ nhàng.

Trước khi tiến hành vệ sinh vết thương, cần rửa tay bằng xà phòng với nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn, nhằm ngăn ngừa, hạn chế sự xâm nhập của các tác nhân gây nhiễm trùng. Nếu có thể, nên sử dụng găng tay y tế để hạn chế tiếp xúc với chất dịch và máu của vết thương.

Thực tế, nhiều người thường mua oxy già, hoặc dùng các chất khử trùng khác như cồn để chăm sóc vết thương. Tuy nhiên sát trùng không đúng cách có thể làm cho vết sẹo trở nên tồi tệ hơn.

Oxy già (hydrogen peroxide) dùng không đúng cách, có thể phá hủy vùng da đang lành, làm tăng sẹo. Theo một đánh giá trên Tạp chí Phẫu thuật Thẩm mĩ và Tái tạo, các chất khử trùng như cồn, hydrogen peroxide có thể giết chết mô da và không nên dùng để làm sạch vết thương.

Nếu vết thương sâu, chảy máu hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng hoặc nóng, cần có sự trợ giúp y tế, nếu bạn không thể làm sạch vết thương đúng cách.

Khâu vết thương kịp thời đối với vết cắt sâu

Can thiệp y tế không phải lúc nào cũng cần thiết để vết thương mau lành, nhưng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết thương, đối với những vết cắt sâu cần được khâu kịp thời, càng sớm càng tốt. Nếu để quá lâu, vi trùng hoặc vi khuẩn có thể tích tụ trong vết thương gây nhiễm trùng…, dễ tạo sẹo xấu.

Nếu bạn không chắc chắn vết thương có cần khâu hay khâu, tốt nhất nên đi khám để được bác sĩ đánh giá thêm.

Sẹo hình thành sau khi vết thương lành và việc khâu lại có thể giúp đóng và lành vết thương nhanh hơn. Chúng cũng có thể giúp giảm thiểu sự xuất hiện của sẹo, theo AAD.

seo3

Ảnh minh họa

Giữ ẩm cho vết thương

Nếu bạn bị thương do đứt tay, sượt qua da hoặc trầy xước, bạn có thể nghĩ rằng mình không cần băng bó, và để vết thương tự lành trong điều kiện khô ráo. Tuy nhiên, những vết thương để khô trong không khí sẽ luôn tạo thành vảy, khiến vết thương khó tự liền hơ, vì trong những điều kiện khô ráo này, mô da mới sẽ khó hình thành.

Các nghiên cứu y học đã chỉ ra rằng, việc tạo điều kiện ẩm cho vết thương, không chỉ đẩy nhanh quá trình chữa lành mà còn giúp giảm nguy cơ để lại sẹo và đóng vảy. Theo đó, có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần dịu nhẹ, lành tính, nhưng vẫn phải đảm bảo tính sát khuẩn, sau đó băng lại.

Điều này nên được tiếp tục cho đến khi vết thương hở được chữa lành hoàn toàn bằng lớp da mới hoặc cho đến khi vết khâu được cắt chỉ.

Sử dụng băng vết thương

Băng vết thương tiếp xúc trực tiếp với vết thương, giúp bảo vệ vết thương, giữ ẩm và ngăn không cho vết thương tiếp xúc với môi trường xung quanh. Nhớ thay băng, gạc thường xuyên. Một số loại băng giúp loại bỏ dịch tiết vết thương và mô chết khi thay.

Theo AAD, băng vết thương cũng có lợi là tạo áp lực lên vết thương, giúp giảm và ngăn ngừa sẹo.

mai-han

Ảnh minh họa

Thoa kem chống nắng

Tốt nhất, mọi người nên thoa kem chống nắng hàng ngày, giúp bảo vệ chống lại ung thư da và tác hại của ánh nắng mặt trời.

Nếu bạn đang điều trị một vết thương gần đây và muốn giảm khả năng để lại sẹo, các bác sĩ da liễu khuyên bạn nên cẩn trọng hơn trong việc chống nắng.

Nên dùng kem chống nắng với SPF 30 hoặc cao hơn hàng ngày và bôi lại sau mỗi hai giờ khi ở ngoài trời. Sử dụng kem chống nắng và giữ cho khu vực tổn thương hoàn toàn không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.

Miếng dán sẹo silicon có thể giúp ngăn ngừa sẹo.

Sử dụng miếng dán sẹo silicone

Tấm dán sẹo silicon có thể giúp ngăn ngừa hoặc cải thiện các vết sẹo mới nếu được sử dụng ngay sau khi bị thương.

Một phân tích tổng hợp năm 2020 trên tạp chí Vết thương quốc tế cho thấy gel silicon làm giảm đáng kể sắc tố và và làm mờ sẹo. Với tấm dán cũng có hiệu quả tương tự.

Nên sử dụng gel hoặc miếng dán sẹo silicon lên vết thương sau khi vết thương đã lành, vì nó đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo.

Cần kiên nhẫn

Vết thương cần có thời gian để chữa lành, và bất kỳ vết sẹo nào để lại cũng cần thời gian để mờ đi. Do đó, bạn cần kiên nhẫn.

Ngay cả khi bạn làm đúng mọi thứ — giữ vết thương sạch và ẩm, sử dụng miếng dán sẹo silicon, thoa kem chống nắng… một số yếu tố vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.

Một số người dễ bị sẹo lồi hơn, chẳng hạn như những người có tông màu da sẫm hơn. Nếu vết sẹo làm bạn khó chịu, một số phương pháp điều trị có thể giúp làm mờ hình dạng của chúng.

Theo Sức khỏe & Đời sống  
Làm đẹp với dưa hấu: Chuyên gia chỉ ra lý do giúp da căng mọng, mịn màng
Son Ye Jin lột xác táo bạo sau sinh, trái với vẻ thanh thuần trước đây
Muôn vàn kiểu búi tóc sang xịn với kẹp càng cua
6 cách giúp mái tóc bồng bềnh chuẩn salon
5 thói quen chăm sóc khiến làn da ngày một đẹp lên rạng rỡ
Tham khảo 5 cách buộc tóc xinh tươi của sao Hàn cho mùa xuân
Bí mật massage giúp da sáng mịn màng, đẩy lùi lão hoá
9 thực phẩm giúp bạn kiểm soát mùi hương cơ thể
6 mẹo chăm sóc làn da đẹp rạng rỡ cho người bận rộn
Làm thế nào để có được làn da “thủy tinh”?
5 món dưỡng da 'hot hit' nên bổ sung ngay trong năm mới
Hẹn hò Valentine với muôn vàn kiểu trang điểm xinh đẹp 'hút hồn' chàng
Gợi ý kiểu tóc điệu đà khiến bao người say mê dịp Tết
Tips chăm sóc tóc tẩy nhuộm luôn mềm mượt xuyên Tết
5 tuyệt chiêu giúp da láng mịn, rạng rỡ đón năm mới
Cách chọn toner pad theo loại da để giúp da khỏe đẹp
3 màu son đem lại may mắn không thể bỏ qua vào Mùng 1 Tết
Tuyệt chiêu làm đẹp giúp nhan sắc thăng hạng những ngày Tết
Khắc phục 5 tình trạng da hư tổn để xinh đẹp đón Tết
7 mẹo đơn giản giúp ăn Tết ăn mãi mà không tăng cân
Xem thêm