Chủ nhật, 19/05/2024 17:49
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ bảy, 21/12/2019 18:31

Những điểm nhấn trong quá trình đô thị hóa của Vĩnh Phúc

Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã chú trọng công tác quy hoạch, đưa công tác quy hoạch đi trước một bước...

Ngay sau khi tái lập tỉnh năm 1997, Vĩnh Phúc đã chú trọng công tác quy hoạch, đưa công tác quy hoạch đi trước một bước, như Quy hoạch chung đô thị mới Mê Linh, Quy hoạch chung TP. Vĩnh Yên, Quy hoạch chung thị xã Phúc Yên, quy hoạch mạng lưới khu công nghiệp, khu du lịch trên địa bàn tỉnh. Song song với đó là thu hút đầu tư, triển khai một số dự án trọng điểm về giao thông, hạ tầng đô thị, khu công nghiệp và khu du lịch để lấy đó làm nền tảng cho quá trình đô thị hoá sau này.

Năm 2008, sau khi huyện Mê Linh được sáp nhập về TP. Hà Nội, Vĩnh Phúc đã báo cáo Chính phủ và Bộ Xây dựng cho chủ trương triển khai lập đồ án Quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồ án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1883/QĐ-TTg ngày 26-10-2011 với phạm vi gồm 7 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: TP. Vĩnh Yên, TP. Phúc Yên, huyện Bình Xuyên và một phần diện tích huyện Yên Lạc, huyện Vĩnh Tường, huyện Tam Dương và Tam Đảo với tổng diện tích tự nhiên khoảng 318,6 km2, quy mô dân số quy hoạch 1 triệu người.

Đây là đồ án quy mô lớn, có tầm nhìn chiến lược và là tiền đề để tỉnh triển khai nhiều quy hoạch, chương trình, dự án trong giai đoạn tiếp theo như: Đồ án Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và triển khai Quy hoạch xây dựng các vùng liên huyện phía bắc, phía nam và phía tây đô thị Vĩnh Phúc; 15 đồ án quy hoạch phân khu tỉ lệ 1/2000 cụ thể hóa Quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc; các quy hoạch chi tiết cải tạo chỉnh trang đô thị; các quy hoạch chung, quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu du lịch, khu công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tỉnh; quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới (hoàn thành vào năm 2011, đứng đầu cả nước).

vinh-phuc8

Bản đồ quy hoạch chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Tính đến nay, Vĩnh Phúc đã thực hiện phủ kín quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch nông thôn mới và quy hoạch phân khu cụ thể hóa quy hoạch chung đô thị Vĩnh Phúc. Diện mạo đô thị, nông thôn trong tỉnh cũng thay đổi rõ rệt, TP. Vĩnh Yên được công nhận đô thị loại II năm 2014, thị xã Phúc Yên được nâng cấp thành phố năm 2018, hạ tầng khung đô thị Vĩnh Phúc bước đầu hình thành theo quy hoạch, huyện Bình Xuyên bước đầu đạt các tiêu chí của đô thị loại IV; về nông thôn, có 109/112 xã và 4/9 đơn vị hành chính cấp huyện đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới.

Trong quá trình đô thị hóa, tỉnh cũng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như: Khó khăn trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, sự cạnh tranh thu hút đầu tư của các địa phương lân cận, suy thoái bất động sản giai đoạn 2012 – 2016, các chính sách về đất đai, đầu tư xây dựng và phân loại, phân cấp đô thị của nhà nước có nhiều thay đổi, vấn đề di cư lao động ra tỉnh ngoài và khó khăn trong thu hút dân số cơ học của tỉnh, việc thu hút và cân đối nguồn vốn cho đầu tư xây dựng hạ tầng…

Để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc và xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển đô thị có trọng tâm, hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu tại Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2016-2020 đã đề ra là “Phấn đấu đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng khung đô thị tiến tới trở thành TP. Vĩnh Phúc vào những năm 20 của thế kỉ XXI”; Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TU ngày 20-10-2017 về đầu tư tập trung xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2025, trong đó xác định nhiệm vụ: “Xây dựng Vĩnh Phúc sớm trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đến năm 2020, cơ bản hoàn thành hạ tầng kỹ thuật khung đô thị Vĩnh Phúc theo quy hoạch, đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng xã hội trọng điểm; TP. Vĩnh Yên cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I trực thuộc tỉnh, thị xã Phúc Yên trở thành thành phố; huyện Bình Xuyên cơ bản đủ yếu tố của đô thị loại III; từng bước xây dựng huyện Tam Đảo hướng tới trở thành đô thị du lịch. Đến năm 2025, tiếp tục đầu tư tập trung kết cấu hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại I; huyện Tam Đảo và huyện Bình Xuyên trở thành thị xã”.

Hiện nay, tỉnh đang đẩy mạnh triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng, phát triển đô thị như:

Nâng cao chất lượng, hiệu quả của các quy hoạch, kế hoạch; rà soát, đánh giá, điều chỉnh các quy hoạch, chương trình, kế hoạch cho phù hợp. Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Vĩnh Phúc (tích hợp vào Quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch), Quy hoạch chung xây dựng đô thị tỉnh Vĩnh Phúc, Chương trình phát triển đô thị Vĩnh Phúc, Chương trình phát triển nhà ở tỉnh Vĩnh Phúc…

Tập trung xác định và triển khai thực hiện các dự án trọng điểm, dự án lớn có khả năng tạo động lực phát triển kinh tế và có sức lan tỏa lớn để ưu tiên đầu tư, như hạ tầng kỹ thuật khung đô thị, hạ tầng xã hội trọng điểm và hạ tầng các khu sản xuất công nghiệp, khu du lịch, dịch vụ; các dự án đều được thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối nguồn vốn, tạo điều kiện phân bổ vốn đầu tư tập trung, đầu tư dứt điểm, giảm thiểu tối đa việc thất thoát lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp.

Đầu tư xây dựng chỉnh trang, nâng cấp đô thị, nông thôn; nâng cao chất lượng kiến trúc cảnh quan đô thị, hướng đến đô thị hiện đại văn minh; rà soát thu hồi các dự án khu đô thị chậm triển khai; triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn về bồi thường giải phóng mặt bằng; chủ động quỹ đất sạch cho các khu công nghiệp, khu dịch vụ có lợi thế về hạ tầng và đầu tư xây dựng hạ tầng sản xuất, dịch vụ làm động lực thúc đẩy quá trình đô thị hóa; thực hiện đồng bộ các giải pháp để tạo nguồn thu và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư công.

Phân bổ và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư công; trong đó, ưu tiên tập trung để thực hiện các dự án trọng điểm theo danh mục đã được xác định và thực hiện theo kế hoạch phân bổ hằng năm bảo đảm đúng quy định; ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ để khuyến khích, thu hút, khai thác, huy động nguồn vốn xã hội hóa để đầu tư các công trình thiết yếu, quan trọng của tỉnh.

Hoàng Anh  
Khởi tranh Giải Bóng rổ Festival Trường học TP.HCM – Cúp Nestlé MILO 2024
Đổi rác lấy quà: Giáo dục trẻ bảo vệ môi trường
Phát động đăng ký hiến tặng mô, bộ phận cơ thể người
Giới siêu giàu thuê khách sạn 27.000 USD/đêm xem Olympic mùa hè 2024
4 loại cây được coi như 'máy lọc không khí' trong phòng ngủ
Vì sao tướng quân xưa thường khoác áo choàng sau lưng?
Trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2
Người dân TP.HCM đi xe buýt chỉ cần… một chạm để thanh toán
Hỗ trợ người yếu thế và các tổ chức cứu trợ vật nuôi
Uống gì để giải nhiệt cuộc sống trước áp lực mùa thi?
Check in hoa bằng lăng Hà Nội '10k'
Sưng đau 'vùng kín', đến bệnh viện phát hiện căn bệnh không ngờ
Cụ ông 82 tuổi suýt hỏng cánh tay do tự tiêm canxi tại nhà
Giả danh giảng viên đại học mở khóa học online lừa đảo hơn 1 tỷ đồng
Mùa vải chín sớm ở Phương Nam
Xuyên rừng Pù Mát xem 'cụ' sa mu dầu hơn 2.000 năm tuổi
Đang khoẻ mạnh bỗng nhập viện nguy kịch do mắc cúm B
Sôi nổi các hoạt động tại Ngày hội thiếu nhi bảo vệ môi trường năm 2024
Ăn uống kém, đi khám phát hiện 'mối họa' trong dạ dày
Vinh danh 68 sản phẩm ‘Ngôi sao thuốc Việt’ lần thứ 2
Xem thêm