Thứ bảy, 18/01/2025 13:43     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 15/11/2024 15:06

Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện

Bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ gây ho, hắt hơi, chảy nước mũi,... diễn ra rất phổ biến. Tìm hiểu ngay để cải thiện và phòng ngừa bệnh hiệu quả!

Nguyên nhân trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên

Đường hô hấp trên bắt đầu từ mũi - miệng đến thanh quản làm nhiệm vụ dẫn khí, làm ẩm và làm ấm khí hít vào. Phần còn lại là đường hô hấp dưới giúp cơ thể tận dụng được oxy trong khí trời và thải khí CO2.

Ở đối tượng trẻ nhỏ, hệ miễn dịch còn non yếu nên nguy cơ chịu ảnh hưởng bởi nhiều các tác nhân khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ bao gồm:

- Vi khuẩn: phế cầu, haemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu,…

- Virus: Tác nhân virus thường gặp nhất gây nên hiện tượng này là virus hợp bào hô hấp (RSV). Ít gặp hơn là các chủng virus cúm, adenovirus, các chủng coronavirus,...

- Ngoài ra, một số loại nấm cũng có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ.

Trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau (Ảnh minh họa)

Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ có nguy hiểm không?

Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ thường rất phổ biến. Đôi khi sự xem nhẹ của người lớn khiến nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời dẫn đến biến chứng nguy hiểm.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính không được điều trị đúng sẽ dẫn đến nhiễm trùng mạn tính. Trẻ sẽ phải chịu đựng những cơn ho dai dẳng, nguy cơ phát triển viêm xoang mạn gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, thể chất và tinh thần.

Biến chứng nguy hiểm hơn là tình trạng nhiễm trùng lan rộng đến đường hô hấp dưới. Khi đó, chức năng trao đổi khí trực tiếp bị ảnh hưởng. Trẻ có nguy cơ bị khó thở nặng, cơ thể thiếu oxy, đe dọa tính mạng.

Sự suy yếu trong lúc này khiến cơ thể trẻ càng dễ bị các tác nhân vi khuẩn khác xâm nhập. Nhiễm trùng có thể nặng hơn và lan đến các cơ quan khác như não, tim, thận,…

Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh minh họa)

Điều trị nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ

Khi nghi ngờ trẻ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên, phụ huynh cần đưa trẻ đến khám ngay tại các cơ sở y tế. Qua thăm khám bác sĩ sẽ chẩn đoán đúng bệnh đang mắc, phân mức độ bệnh, xác định tác nhân gây bệnh và đưa ra phương án điều trị hợp lý nhất cho từng trẻ.

Hầu hết nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ đều ở thể nhẹ. Vì vậy điều trị thông thường bao gồm tăng cường thể trạng và giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho trẻ. Cụ thể, việc điều trị tại nhà bao gồm:

- Hạ sốt khi trẻ sốt cao dai dẳng. Không phải bất kỳ cơn sốt nào của trẻ cũng cần đến thuốc hạ sốt.

- Sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp có nhiễm khuẩn nặng, hoặc có biến chứng viêm tai giữa. Phụ huynh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ dựa trên bệnh tình cụ thể và cân nặng của trẻ để dùng thuốc đúng.

- Dùng các thuốc hay siro giảm ho, long đờm.

- Bổ sung đầy đủ nước và chất dinh dưỡng.

- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để vệ sinh và giảm nghẹt mũi.

Vệ sinh mũi hàng ngày cho trẻ giúp cải thiện và phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ (Ảnh minh họa)

Nhỏ/xịt lợi khuẩn hô hấp Subavax - Giải pháp giúp cải thiện và phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ

Để nâng cao sức đề kháng đường hô hấp cho trẻ, phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp trên, sử dụng lợi khuẩn đường hô hấp là một trong những giải pháp tiên tiến hiện nay được nhiều cha mẹ lựa chọn. Tiêu biểu đó là sự ra đời của dung dịch nhỏ và xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax chứa 2 chủng lợi khuẩn Bacillus clausii và Bacillus subtilis.

Subavax chứa 2 chủng lợi khuẩn tốt cho đường hô hấp

Sử dụng dung dịch nhỏ/xịt mũi họng Subavax mỗi ngày giúp bổ sung lợi khuẩn, tăng sức đề kháng niêm mạc đường hô hấp trên như mũi, miệng, họng, hầu, thanh quản. Cụ thể:

- Lợi khuẩn hô hấp giúp kích thích hệ miễn dịch của con tiết ra kháng thể IgA chống lại tác nhân gây bệnh. Từ đó giảm sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng do nhiễm trùng đường hô hấp trên.

- Xịt/nhỏ lợi khuẩn Subavax có tới 15 -20 tỷ lợi khuẩn được ứng dụng công nghệ bao vi nang hiện đại sử dụng màng lưới sinh học bao bọc lợi khuẩn, đảm bảo hơn 90% lợi khuẩn bền vững, sống sót đến niêm mạc hô hấp và phát huy tác dụng. Sử dụng lâu dài sẽ hỗ trợ tạo hàng rào miễn dịch, tăng cường sức đề kháng niêm mạc đường hô hấp trên, giúp bảo vệ đường hô hấp phòng chống tái phát bệnh hiệu quả.

- Giúp trẻ giảm tần suất ốm vặt, thời gian và số lần phải sử dụng kháng sinh.

Nhỏ và xịt mũi họng lợi khuẩn Subavax giúp hỗ trợ cải thiện và phòng ngừa bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ

Nhỏ/xịt lợi khuẩn Subavax là giải pháp cho thấy có tới 97% người dùng hài lòng và rất hài lòng về hiệu quả giảm sổ mũi, ngạt mũi, ho, đau họng theo khảo sát năm 2023 của Tạp chí Kinh tế Việt Nam.

Sản phẩm được sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, đặc biệt dùng được ở cả trẻ sơ sinh để tăng cường sức đề kháng cho niêm mạc đường hô hấp.

Trước thực trạng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ đang rất phổ biến như hiện nay cùng nhiều yếu tố gây hại cho con. Cha mẹ nên bổ sung lợi khuẩn hô hấp Subavax - Giảm viêm ho, mẹ khỏi lo con ốm thường xuyên để nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh an toàn, hiệu quả.

Sản phẩm được bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

* Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!

P.V  
Cứu sống cụ ông 76 tuổi bị vỡ phình động mạch chủ bụng
2 vợ chồng cùng nhập viện sau khi bị chuột cắn
Nhiễm vi khuẩn gây viêm màng não sau lần lội mương bắt ốc
Nhập viện nguy kịch sau khi uống nhầm bột mã tiền chữa viêm dạ dày
5 vị trí cơ thể dễ bị khí lạnh 'tấn công'
Cầu thủ từng gặp chấn thương nặng vẫn trở lại thi đấu đỉnh cao
Bé gái 13 tháng tuổi nổi mẩn đỏ, nôn trớ sau khi uống sữa, đi khám phát hiện nguyên nhân bất ngờ
5 bước cơ bản không thể bỏ qua khi sơ cứu người bị gãy xương
Vì sao Nguyễn Xuân Son không mổ ở Thái Lan?
Bác sỹ nhận định thế nào về chấn thương của Nguyễn Xuân Son?
Bé trai nhập viện nguy kịch sau khi uống Oresol sai cách
'Hồi sinh' 12 cuộc đời nhờ bệnh nhân chết não
Cứu sống thai nhi 37 tuần tuổi bị vỡ ối sớm, suy thai cấp
3 bệnh viện tại Quảng Ninh được xếp cấp chuyên sâu
Sử dụng và bảo quản thuốc đã mở thế nào để không mất tác dụng?
Báo động tình trạng ngộ độc rượu gia tăng: Nhận biết và phòng tránh thế nào?
Chuyên gia nói gì về thông tin chữa đột quỵ bằng cách dùng máy sấy tóc làm ấm gáy?
Thực hư dụng cụ nấu bếp bằng nhựa đen gây ung thư
Nạn nhân vụ cháy quán cà phê tại Hà Nội: Hít phải nhiều khí độc, tổn thương đường hô hấp nặng
Cô gái 25 tuổi nhiễm trùng, hoại tử sau 3 tháng nâng mũi tại spa gần nhà
Xem thêm