Thứ tư, 20/11/2024 23:19     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 31/05/2024 14:53

Nhập viện nguy kịch do chứng "chết đuối trên cạn"

Khoa Hô hấp và Bệnh nghề nghiệp - Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh vừa điều trị một trường hợp bị phổi mô kẽ tiến triển nặng do không tuân thủ điều trị bệnh xơ cứng bì.

Bệnh nhân là ông P. (58 tuổi, ở huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) trước 2 ngày vào viện bệnh nhân ho thúng thắng, khạc đờm trắng, tức ngực sau xương ức, sốt rét run từng cơn 38-38,5°C, điều trị tại tuyến dưới không thuyên giảm nên chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh.

Bệnh nhân nhập viện vào khoa Hô hấp trong tình trạng khó thở, ho đờm trắng, dày da cứng da toàn thân, thể trạng suy kiệt. Khai thác tiền sử được biết, người bệnh xơ cứng bì nhiều năm, song đã tự ý bỏ điều trị 3 năm nay và dùng thuốc nam để tắm. Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh viêm phổi kẽ dạng tổ ong. Bác sĩ chẩn đoán ông P. bị bệnh phổi mô kẽ có xơ hóa phổi - Xơ cứng bì toàn thể tiến triển.

Chet-duoi-tren-can01

Bác sĩ đang kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân.

Bệnh nhân P. được các bác sĩ khoa Hô hấp điều trị tích cực bằng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch và thuốc kháng xơ hóa duy trì trong 6 tháng. Sau quá trình điều trị, bệnh nhân giảm tình trạng dày cứng da, không khó thở, không xuất hiện các tổn thương phổi xơ hóa mới.

ThS.BSNT. Nguyễn Hồng Ngọc - Khoa Hô hấp – Bệnh nghề nghiệp Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh cho biết, bệnh nhân P. có tiền sử xơ cứng bì hệ thống nhiều năm, đây là loại bệnh rối loạn hệ miễn dịch hiếm gặp cần duy trì điều trị để giảm triệu chứng, làm chậm sự tiến triển của bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Tuy nhiên bệnh nhân lại tự ý bỏ điều trị gây biến chứng bệnh phổi mô kẽ tiến triển nặng nề, nguy hiểm, khi vào viện thể trạng đã suy kiệt, chức năng phổi suy giảm. Các bác sĩ đã phải điều trị tích cực, phối hợp các loại thuốc liên tục trong 6 tháng để cải thiện tình trạng người bệnh. Những người mắc các bệnh tự miễn như xơ cứng bì hệ thống, lupus ban đỏ hệ thống hoặc viêm khớp dạng thấp... thường có nguy cơ mắc bệnh phổi mô kẽ cao hơn.

Chet-duoi-tren-can02

Kết quả chụp phim cắt lớp vi tính cho thấy hình ảnh viêm phổi kẽ dạng tổ ong.

Bệnh phổi mô kẽ (Interstitial Lung Disease - ILD) là một nhóm bệnh lớn gồm nhiều rối loạn đặc trưng gây tổn thương tổ chức kẽ của phổi. Các tổn thương viêm/xơ trong phổi dẫn đến hạn chế quá trình trao đổi khí, gây khó thở. Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh phổi mô kẽ, kể cả trẻ em. Tổn thương phổi do bệnh phổi mô kẽ thường không thể hồi phục và ngày càng tồi tệ hơn theo thời gian.

Triệu chứng lâm sàng của bệnh này không đặc hiệu nên có thể nhầm lẫn với bệnh khác liên quan đến phổi, khó chẩn đoán và dễ bị bỏ qua. Rất nhiều người mắc bệnh phổi mô kẽ chủ quan đến viện muộn hoặc bỏ qua điều trị khiến bệnh diễn biến nặng nề, tiên lượng xấu, thậm chí có thể tử vong trong thời gian ngắn.

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh khác bao gồm di truyền, một số loại thuốc hoặc xạ trị/hóa trị, tiếp xúc amiang hoặc hút thuốc lá. Trong nhiều trường hợp, bệnh phổi mô kẽ không tìm được nguyên nhân gây bệnh và tiến triển thành xơ hoá phổi vô căn.

Triệu chứng phổ biến nhất của tất cả các ILD là khó thở, thường đi kèm với ho khan, khó chịu ở ngực, mệt mỏi và đôi khi sụt cân. Khi các triệu chứng xuất hiện, phổi của người bệnh hầu hết đã bị tổn thương. Bệnh phổi kẽ có tiên lượng rất xấu, những trường hợp nặng không được điều trị có thể gây suy hô hấp đe dọa tính mạng của người bệnh.

"Theo số liệu thống kê, 50% ca bệnh tử vong sau 2,5 năm phát hiện bệnh, có trường hợp tử vong sau vài tháng; 20% bệnh nhân sống thêm 5 năm. So với căn bệnh ung thư phổi, bệnh phổi kẽ tiến triển ác tính nhiều hơn”, bác sĩ Ngọc nhấn mạnh.

Để chẩn đoán bệnh lý bệnh phổi mô kẽ, chụp cắt lớp vi tính lồng ngực lớp mỏng độ phân giải cao được coi là tiêu chuẩn vàng. Cùng với đó là xét nghiệm đo chức năng hô hấp góp phần đánh giá mức độ rối loạn thông khí hạn chế, xét nghiệm tự kháng thể trong bệnh tự miễn được thực hiện để xác định căn nguyên gây bệnh phổi mô kẽ.

Với những trường hợp nghiêm trọng hơn cần thực hiện nội soi phế quản để lấy dịch rửa phế quản hoặc sinh thiết phổi nhằm xác định căn nguyên gây bệnh. Bệnh phổi mô kẽ là bệnh hiếm, nặng nề do bệnh phải điều trị suốt đời, chi phí tốn kém, tiến triển tử vong nhanh, vì vậy việc chẩn đoán sớm, điều trị sớm là vô cùng quan trọng, giúp gia tăng hiệu quả điều trị và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Hiện nay, việc điều trị bệnh phổi mô kẽ tùy thuộc vào loại bệnh và mức độ bệnh. Tổn thương phổi do ILD thường không hồi phục và tiến triển nên việc điều trị thường tập trung làm giảm các triệu chứng, giảm tiến triển và cải thiện chất lượng cuộc sống. Bệnh phổi kẽ giai đoạn muộn, để cứu sống người bệnh chỉ có thể ghép phổi.

Nam Anh  
Nhiều tuyến phố tại Hạ Long ngập nước do triều cường dâng cao
3 cô giáo Hải Phòng được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ
Bão số 9 có thể sẽ tan trên biển trước khi đổ bộ vào đất liền
Bão số 9 ảnh hưởng đến tỉnh thành nào?
Liên hoan Sáng tạo và Thiết kế góp phần phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
Bão số 9 giật cấp 14, gây sóng cao 7 mét trên biển
Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An
VinFuture công bố tuần lễ khoa học công nghệ và lễ trao giải 2024
Không khí lạnh tràn về, Hà Nội chuyển rét, không mưa
Nhập viện nguy kịch sau khi ăn loại hoa 'hơi thở của quỷ'
Hoàn thành sữa chữa Trạm biến áp 500kV Tân Định
Bão số 8 di chuyển chậm, có khả năng tan trên biển
Acecook Việt Nam “trao hạnh phúc” với chương trình học bổng 2024 dành cho sinh viên
Bão số 8 vào đâu, ảnh hưởng đến khu vực nào?
Tin bão số 8 mới nhất: Giật cấp 11, gây sóng cao 7 mét trên biển
Nhiều gia đình lo lắng trước thông tin về suất cơm bán trú ở Chương Mỹ - Hà Nội
Hà Giang diễn tập chữa cháy quy mô lớn tại trạm biến áp 220kV Bắc Quang
568 em học sinh nhận học bổng “TTC - Nâng bước Thành Công” lần thứ 39
EVNNPT tọa đàm 3 chuyên đề nhằm nâng cao hiểu biết về công tác pháp chế
Bổ nhiệm Phó tổng biên tập Tạp chí Reatimes
Xem thêm