Thứ ba, 26/11/2024 07:44     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ sáu, 26/05/2017 15:29

Ngủ há miệng nguy hiểm như thế nào?

Bạn hoặc người thân có tật ngủ há miệng? Vậy thì hãy đọc ngay bài viết này để hiểu rõ tác hại của thói quen ấy.

Nguyên nhân gây ngủ há miệng

Nguyên nhân có thể do bạn bị sung huyết hoặc viêm xoang, khiến bạn phải há miệng để thở. Đôi khi việc uống một số loại thuốc kháng histamin hoặc thuốc chống trầm cảm cũng gây ra tình trạng này.

ngu-ha-mieng-nguy-hiem-nhu-the-nao--giadinhonline.vn 1

Ngủ há miệng có thể do nhiều bệnh lý gây nên

Hạch ở hai bên cuống họng cũng khiến bạn há miệng khi ngủ. Những yếu tố gây dị ứng trong chăn nệm và không khí cũng là một nguyên nhân. Ngoài ra, việc nằm ngửa khi ngủ cũng tăng nguy cơ ngủ há miệng lên 5-10 lần.

Tác hại của việc ngủ há miệng

Ngủ há miệng khiến bạn thức dậy với hơi thở hôi mùi và khô miệng. Điều này là do khoang miệng đã mất đi lượng nước bọt có nhiệm vụ tiêu diệt các vi khuẩn sản xuất axit. Khi axit leo thang trong lúc ngủ, răng sẽ bị sâu và xói mòn. Trong miệng càng ít nước bọt thì vi khuẩn càng tiết ra nhiều axit. Hãy tưởng tượng xem hậu quả sẽ khủng khiếp thế nào khi ngày nào bạn cũng há miệng suốt 8 tiếng trong giấc ngủ. Việc há miệng ngủ cũng tai hại như uống soda trước khi ngủ.

Theo Jacqueline Bromberg, bác sĩ kiêm nhà nghiên cứu y khoa tại Trung tâm Sức khỏe Memorial Sloan-Kettering thuộc Đại học Weill Cornell Medical College, New York (Mỹ), thở qua miệng sẽ gia tăng tỷ lệ nuốt phải khí và do đó, khiến quá trình tiêu hóa bị ảnh hưởng như gây cảm giác đầy bụng, khó tiêu, xáo trộn tại dạ dày, thậm chí cả trào ngược dịch vị.

Theo chuyên trang sức khỏe Patient, thói quen ngủ há miệng có thể dẫn đến hội chứng ngừng thở khi ngủ và các vấn đề tim mạch. Lúc này, vì cho rằng cơ thể mất carbon dioxide quá nhanh, não trở nên nhạy cảm với tình trạng này và ức chế trung tâm hô hấp. Ngoài ra, khi há miệng, luồng khí đi thẳng vào họng và phổi mà không được “lọc sạch” nên dễ gây viêm họng. Lâu ngày có thể gây thay đổi mức khí máu, mất ngủ, bị nấm miệng, thay đổi giọng nói hoặc các bệnh nghiêm trọng về đường hô hấp.

Đào thải chất độc trong cơ thể nhờ thói quen này mỗi ngày

Phương Vũ

Tags:
Vượt hơn 400km tìm lại “vẻ đẹp bình thường” cho con gái 15 tuổi
Mấy giờ đi ngủ được coi là thức khuya?
Bảo Thanh Đường - Thuốc đặc trị chữa bệnh vẩy nến
Vì sao hút thuốc mỗi ngày vẫn sống 90 tuổi, người không hút lại ung thư phổi?
Nguy cơ đột quỵ do thói quen gội đầu ngoài tiệm
Kết hợp chặt chẽ viện - trường, đổi mới đào tạo bác sĩ nội trú để nâng chất lượng nhân lực y tế
Bí quyết hết đau lưng do gai cột sống của cô Miện
Nhiễm trùng đường hô hấp trên ở trẻ và cách cải thiện
TPBVSK K3 đóng góp vào thành công giải Golf Vòng tay nhân ái lần thứ 2
Tìm hiểu về polyp thanh quản và cách cải thiện hiệu quả
Vai trò của y tế tại các giải đấu thể thao
3 phụ nữ Việt trên 50 tuổi lại có 1 người mắc bệnh loãng xương
Suy thận độ 2, phù như cây chuối hột - Thử cách này!
Tiểu đêm nhiều có phải do thận kém?
26 tuổi phát hiện ung thư tuyến giáp nhờ lần khám sức khoẻ định kỳ
Bé 22 tháng tuổi nuốt hạt táo đỏ bị thủng ruột
Mổ thay khớp háng có tốt không, để lại những biến chứng gì?
Gia tăng trẻ viêm màng não khi thời tiết thay đổi: Dấu hiệu nhận biết, phòng bệnh thế nào?
Bí quyết khắc phục chậm nói, tăng động, khó ngủ ở trẻ
Nhiễm Herpes lây sang cả chồng sau lần đến spa
Xem thêm