Chủ nhật, 12/05/2024 07:30
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 26/02/2024 07:00

Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi có phải dấu hiệu ung thư?

Nhiều người dù ngủ đủ giấc vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải. Theo các chuyên gia, nếu tình trạng này xuất hiệu cùng một số bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Tiến sĩ Jill Stocker, từ West Hollywood (Mỹ) chia sẻ trên chuyên trang sức khỏe Eat This, việc luôn cảm thấy mệt mỏi buồn ngủ mọi lúc, dù đã ngủ nhiều, có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư.

Sự tồn tại của bệnh ung thư có thể khiến cho cơ thể phải trải qua nhiều thay đổi từ đó gây nên tình trạng mệt mỏi mạn tính. Điển hình như khi bệnh ung thư giải phóng các protein cytokine nó sẽ khiến người bệnh cảm thấy vô cùng mệt mỏi.

Trong một nghiên cứu, những người sống sót sau ung thư cho rằng mệt mỏi ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ nhiều hơn buồn nôn, trầm cảm và đau đớn cộng lại. Ngoài việc làm giảm chất lượng cuộc sống, mệt mỏi có thể là một yếu tố nguy cơ làm giảm khả năng sống sót.

4

Ảnh minh họa

Mệt mỏi do ung thư khác gì với mệt mỏi thông thường?

Mệt mỏi bình thường là loại mệt mỏi mà bạn trải qua sau một ngày bận rộn hoặc khi bạn ngủ không đủ giấc. Với tình trạng mệt mỏi do ung thư, bạn có thể cảm thấy mệt mỏi mặc dù đã có một đêm nghỉ ngơi tuyệt vời.

Bên cạnh đó, tình trạng mệt mỏi là dấu hiệu cảnh báo ung thư khi đi kèm một số triệu chứng khác như cảm giác mệt mỏi quá mức thường được mô tả là mệt mỏi "toàn thân"; mệt mỏi vẫn tồn tại mặc dù đã nghỉ ngơi. Trở nên mệt mỏi ngay cả với các hoạt động đơn giản, chẳng hạn như đi bộ; khó tập trung; cảm thấy xúc động hơn bình thường.

Ngoài ra, những bệnh ung thư khác khiến cho nhu cầu năng lượng của cơ thể tăng lên, cơ bắp bị suy yếu, một số cơ quan bị tổn thương, nội tiết tố thay đổi,... tất cả điều này đều góp phần trở thành nguyên nhân gây mệt mỏi cho người bị ung thư.

5

Ảnh minh họa

Nguyên nhân khác gây mệt mỏi dù ngủ nhiều

Không phải bất cứ ai cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, buồn ngủ cả ngày… đều có nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Sau khi trở lại làm việc sau kỳ nghỉ lễ dài, rất nhiều người ngáp cả ngày và cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, trong khi họ không hề mất ngủ hay thức khuya.

Theo bác sĩ Chen Suzhen, bác sĩ điều trị của Khoa Y học Tâm lý, Bệnh viện Zhongda trực thuộc Đại học Đông Nam (Trung Quốc), nguyên nhân có thể lý giải như sau.

Trong cơ thể mỗi người đều có một "đồng hồ sinh học" có thể điều hòa giấc ngủ. Chiếc đồng hồ này gửi tín hiệu đến các tế bào khắp cơ thể thông qua một số chất dẫn truyền thần kinh để giữ cho cơ thể hoạt động nhịp nhàng.

8

Ảnh minh họa

Giấc ngủ thường sẽ trải qua 4 đến 6 chu kỳ vào ban đêm. Nếu bạn đột ngột ngủ quá lâu, đặc biệt là vào ban ngày, điều đó tương đương với việc loại bỏ mô hình “đồng hồ sinh học” ban đầu và gửi một tín hiệu nhịp điệu khác đến cơ thể.

Do đó, não có thể bị "rối loạn", không còn có thể đưa ra hướng dẫn chính xác về giấc ngủ cho cơ thể con người nữa. Khi ấy, chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng, khó có thể tiến vào giai đoạn ngủ sâu khiến cơ thể phục hồi và trở nên thư giãn.

Nếu vẫn nghi vấn tình trạng mệt mỏi của bản thân là dấu hiệu cảnh báo ung thư, hãy đi khám tổng quát cơ thể, đặc biệt là những bộ phận nguy cơ cao như tuyến vú, tử cung, đại tràng, tuyến giáp, vòm họng… Không nên "tự làm mình sợ" hoặc trao nhầm niềm tin cho những cơ sở y tế không uy tín, cuối cùng tiền mất tật mang.

--> Dấu hiệu đau vai cảnh báo ung thư

Phương Anh  
Bé 5 tháng tuổi mặt sưng nề do thói quen tai hại từ người lớn
Ung thư đại trực tràng ở Mỹ tăng 500%, ngày càng trẻ hoá độ tuổi
Giải pháp cải thiện ù tai, nghe kém ở người cao tuổi từ thảo dược
Người Việt thích thưởng trà nhưng đa số mắc 3 sai lầm tai hại
Mùa hè nóng nực ăn kem mỗi ngày có tốt không?
Không còn khàn tiếng, u xơ dây thanh quản nhờ bí quyết thảo dược
7 triệu chứng cholesterol cao thường bị bỏ qua ở phụ nữ tuổi 40
1 người chết, 18 người nhập viện sau khi ăn cỗ ở Thái Bình: Bác sĩ chỉ món khoái khẩu mang ổ bệnh
Không một giọt rượu bia vẫn 'dính' nồng độ cồn do hội chứng kỳ lạ hiếm người gặp
8 lợi ích bất ngờ từ việc ôm đối phương
Dưa hấu và dưa lưới: Ăn loại nào tốt hơn, bao nhiêu là đủ?
Ăn yến sào hàng ngày được không, nên ăn thế nào cho tốt?
Bí quyết hết nặng ngực, đau nhói tim do suy tim
Lạm dụng đồ uống có đường nhân tạo tăng 20% nguy cơ mắc bệnh tim
Quý ông mất bản lĩnh do... thể thao
Cơ thể con người chịu đựng được mức nhiệt bao nhiêu?
Dấu hiệu của bệnh suy nhược thần kinh mà 99% bị bỏ qua
Phút dại dột sau mâu thuẫn gia đình
Nữ bệnh nhân 17 tuổi suýt chết do biến chứng thủy đậu
30 tuổi không chịu lập gia đình, mẹ đưa vào viện tâm thần phát hiện điều không ngờ
Xem thêm