Thứ tư, 08/01/2025 19:23     |   Tiêu dùng     |   Nhịp sống miền Tây     |   Phụ nữ Sức khoẻ
|
Hà nội 21*C/61%
Thứ hai, 27/06/2022 14:50

Ngày gia đình Việt Nam: Dịp tôn vinh giá trị gia đình trong xã hội hiện đại

Trong cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp, ngày Gia đình Việt Nam được coi như dịp tôn vinh mái ấm gia đình và là cơ hội để mỗi thành viên thấu hiểu và quý trọng hạnh phúc đang có.

pham van ha

Gia đình ông Phạm Văn Hà được xóm giềng yêu mến nhờ cuộc sống hạnh phúc, con cái thành đạt

Gia đình ông Phạm Văn Hà (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) được hàng xóm, địa phương đánh giá là “Gia đình văn hóa” bởi cuộc sống hạnh phúc, chưa từng xảy ra điều tiếng.

Vợ chồng ông sinh được 2 người con thì cả 2 đều ăn học nên người. Nói về ý nghĩa của Ngày Gia đình Việt Nam, ông Hà cho rằng đó là dịp quan trọng để sum họp gia đình, tổ chức gặp mặt các thành viên trong gia đình và chăm lo gắn kết với hàng xóm, cơ quan, nhà trường và xã hội… Đây cũng là dịp để ôn lại truyền thống nề nếp gia phong, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

Trong đó, ông Hà cũng nhấn mạnh vai trò của những bữa cơm trong việc giữ gìn hạnh phúc gia đình. Theo ông, bữa cơm gia đình không chỉ đơn thuần việc cung cấp đủ năng lượng sau thời gian làm việc mệt nhọc mà còn mang yếu tố tinh thần.

Với người Việt Nam, từ xưa đến nay, bữa cơm gia đình là những phút giây hạnh phúc, bởi sau những vất vả mệt nhọc, mọi người lại được cùng gia đình quây quần bên mâm cơm. Mọi người kể về công việc cho nhau nghe, chia sẻ những khó khăn mà người thân đang gặp phải để cùng tìm cách tháo gỡ và tự thấy mình có trách nhiệm với gia đình hơn.

Trong bữa cơm bố mẹ dạy con tiếp thức ăn mời ông bà để thể hiện lòng hiếu thảo, con trẻ được người lớn dạy cách ăn để “học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Ăn trông nổi, ngồi trông hướng”. Cũng từ bữa cơm gia đình, người phụ nữ có dịp trổ tài nấu nướng. Người đàn ông được tận hưởng những phút giây thư thái bên gia đình, gạt bỏ mệt nhọc của cuộc sống mưu sinh. Trẻ em đưọc ríu rít bên bố mẹ, kể cho bố mẹ nghe những chuyện ở lớp với vẻ ngộ nghĩnh đáng yêu, được tận hưởng những món ăn do chính tay mẹ nấu. Mâm cơm thường ngày chỉ là vài món đơn giản, có thể còn mặn nhạt, nhưng không khí của bữa cơm thường nhật ấy đã xua hết mệt mỏi, qua câu chuyện hàn huyên, mọi người gắn kết với nhau hơn.

Từ bữa cơm ấy, trẻ em gái được học thêm về nữ công gia chánh, trang bị thêm cho vốn kiến thức về kỹ năng sống của mình. Hơn tất cả mọi thứ vật chất cao sang, bữa cơm gia đình thực sự có giá trị về tinh thần, khiến mỗi chúng ta chỉ mong nhanh chóng xong mọi việc để về quây quần bên mâm cơm tối. Thật ý nghĩa và hạnh phúc biết bao.

Và trên hết, để có được những sự chia sẻ, thấu hiểu trong mỗi gia đình thì những nề nếp, thói quen hằng ngày cũng góp phần quan trọng.

Theo Tiến sỹ Nguyễn Thị Phượng - Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, các hoạt động sinh hoạt trong gia đình, sự quan tâm, chăm sóc, dạy dỗ ân cần chỉ bảo của ông bà, cha mẹ sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến thói quen, nề nếp, tác phong sinh hoạt của con cái. Bên cạnh những yếu tố đạo đức, ứng xử trong giao tiếp thì tác phong sinh hoạt, thói quen trong hoạt động lao động sản xuất cũng đều trở thành những chuẩn mực mà gia đình tạo cho con cái từ nhỏ cho đến khi trưởng thành.

Như nhiều giá trị văn hóa khác, hệ giá trị văn hóa gia đình cũng luôn vận động, phát triển không ngừng để thích nghi với sự biến đổi của xã hội. Hệ giá trị gia đình Việt Nam ngày nay đang trong quá trình chuyển đổi từ truyền thống sang hiện đại với một số giá trị, chuẩn mực bị mất đi, một số giá trị tuy giữ nguyên tên gọi nhưng nội hàm đã biến đổi.

Tiến sỹ Nguyễn Thị Phượng dẫn chứng trong giáo dục con cái, bên cạnh việc giáo dục những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, các gia đình còn chú ý đến giáo dục các giá trị về tri thức, kinh nghiệm và ý thức cộng đồng cho con trẻ nhằm đáp ứng được những đòi hỏi về phẩm chất, năng lực, kiến thức mà mỗi đứa trẻ cần được trang bị để thích ứng với xã hội hiện đại và nền kinh tế thị trường.

-> 3 việc cần làm trong ngày Gia đình Việt Nam

Thảo Nhi  
Vì sao tháng Chạp không nên chuyển nhà?
Giáo dục con truyền thống gia đình qua dịp lễ Noel
Con nhà lính
Đặt chổi 6 vị trí này trong nhà tài lộc sớm bị quét sạch
Nhà chật đến mấy vẫn phải tránh đặt bếp 4 hướng này để không lục đục, ốm đau
Nhận cay đắng sau 4 năm bán nhà ở quê lên phố sống cùng con gái
5 lỗi phong thủy nhà ở khiến tiền tài tiêu tan, tình duyên lận đận
Tiền tài không vào cửa bẩn, tuyệt đối phải dọn sạch 5 vị trí này trong nhà
Thăm người nhà, bạn bè nằm viện chú ý '3 không, 2 có' để ai cũng vui
4 điều về già tuyệt đối không nói với con nhất là chuyện tài sản
Vì sao ngày càng nhiều gia đình từ bỏ sàn gỗ?
Trẻ thích làm việc nhà ít thất nghiệp, hạnh phúc hơn trong tương lai
Có nên thiết kế phòng tắm trong phòng ngủ?
Có nên tiết lộ cho con cái biết về tiền lương hưu, sổ tiết kiệm?
5 loại hoa tặng phụ nữ ý nghĩa nhất cho ngày 20/10
Lễ hội Sen Đôn - Ta: Dịp bày tỏ hiếu hạnh của người Khmer
Trồng cây phong thủy trong nhà có tốt không?
Một lần lâm bệnh nhận ra 2 kiểu con cái tàn nhẫn với cha mẹ
Vợ chồng già đối đãi nhau tử tế đến đâu cũng tránh 5 điều cấm kỵ
Cần bao nhiêu tiền để nghỉ hưu an nhàn, không phiền con cháu?
Xem thêm