Xoắn tinh hoàn: Bệnh thường gặp ở nam giới trẻ

Xoắn tinh hoàn là cấp cứu ngoại khoa thường gặp ở người trẻ và cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất gây mất tinh hoàn ở nam giới.

Xoắn tinh hoàn là một trong những căn bệnh nguy hiểm hàng đầu ở tinh hoàn nam giới. Bởi nó có diễn biến rất bất ngờ, nhanh chóng và gây nguy hại trực tiếp đến tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là căn bệnh thường gặp ở nam giới trẻ (Ảnh minh họa)

Triệu chứng của xoắn tinh hoàn

Bệnh nhân bị xoắn tinh hoàn thường có các biểu hiện như:

Đau dữ dội và đột ngột ở một bên tinh hoàn (do tinh hoàn tự xoay quanh trục gây tắc nghẽn đột ngột thừng tinh, làm giảm hoặc tắc lượng máu đến tinh hoàn), kéo dài dưới 6 giờ; bìu sưng to; buồn nôn và nôn; đau bụng; phía tinh hoàn bị xoắn có thể ở vị trí cao hơn bình thường; đau tinh hoàn có thể đột ngột hết đau dù chưa điều trị do sự thay đổi tư thế của bệnh nhân giúp tinh hoàn tự tháo xoắn.

Xoắn tinh hoàn thực chất là xoắn thừng tinh (mạch máu và ống dẫn tinh) dẫn đến tinh hoàn thiếu máu nuôi và tổn thương, hoại tử. Nếu để tình trạng xoắn quá lâu, tinh hoàn có thể bị tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản hoặc phải cắt bỏ.

Nguyên nhân gây xoắn tinh hoàn

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân xoắn thừng tinh ở nam giới. Nhưng đã xác định được một số yếu tố liên quan khiến nam giới gia tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

Ảnh minh họa

Bệnh xoắn tinh hoàn ở trẻ sơ sinh do bẩm sinh

Thông thường, tinh hoàn không thể di chuyển tự do trong bìu. Vì các mô xung quanh có trách nhiệm cố định tinh hoàn.

Tuy nhiên, những người bị xoắn tinh hoàn sẽ có mô liên kết yếu hơn bìu. Thường các trường hợp này liên quan đến một số dị tật bẩm sinh. Nên khiến tinh hoàn có thể di chuyển tự do và gây khiến dây thừng tinh bị xoắn.

Xoắn tinh hoàn trẻ em do di truyền

Bệnh lý xoắn tinh hoàn có thể di truyền. Tuy nhiên, tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 10% mắc bệnh.

Do đó, nếu trong gia đình có người mắc xoắn thừng tinh hoàn thì bạn cũng nên đi kiểm tra nếu có dấu hiệu nghi ngờ.

Yếu tố nguy cơ gây xoắn tinh hoàn

Ảnh minh họa

Ngoài 2 nguyên nhân trên thì một số yếu tố dưới đây cũng làm gia tăng nguy cơ xoắn tinh hoàn:

Tuổi tác: Bệnh có thẩy xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên, phổ biến là thiếu niên từ 12 – 18 tuổi. Còn những người trên 30 tuổi rất hiếm bị xoắn.

Tinh hoàn đã từng bị xoắn: Nhiều trường hợp thừng tinh hoàn bị xoắn có thể xảy ra và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có nguy cơ tái phát cao.

Khí hậu: Bệnh thường có xu hướng xuất hiện vào mùa đông khi tiết trời lạnh. Ngoài ra, thời tiết thay đổi đột ngột cũng khiến tinh hoàn thay đổi vị trí và gây xoắn.

Phòng ngừa xoắn tinh hoàn

Xoắn tinh hoàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong sinh hoạt thường ngày, bất cứ lứa tuổi nào cũng có thể gặp. Do đó, nam giới cần lưu ý một số yếu tố nguy cơ đối với xoắn tinh hoàn như sau:

- Về  tuổi tác, nam giới trong độ tuổi từ 10 - 25 tuổi cần khám ngay khi có hội chứng bìu cấp.

- Về tiền căn, nếu nam giới đã từng gặp tình trạng xoắn tinh hoàn hoặc đau bìu đột ngột rồi hết đau mà chưa từng khám và điều trị cần chú ý khả năng xoắn tinh hoàn tái diễn.

- Về nhiệt độ, xoắn tinh hoàn đôi khi được gọi là “hội chứng mùa đông” vì sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể làm cơ bìu co lại nhanh chóng dẫn đến xoắn tinh hoàn, nhất là khi có sẵn bất thường của thừng tinh.

 -> 4 cách giúp nam giới duy trì khả năng tình dục lâu dài

 

Xem thêm: Dấu hiệu cảnh báo đường ruột có vấn đề (Nguồn: Zing)