Virus SARS-CoV-2 gây di chứng tim mạch như thế nào, nguy hiểm không?

Virus SARS-CoV-2 gây di chứng tim mạch tạo ra những biến chứng hậu Covid-19 làm tổn thương tim và mạch máu đối với người nhiễm bệnh.

Tính tới thời điểm hiện tại, đã có hơn 200 di chứng hậu COVID-19 được ghi nhận như mệt mỏi, khó thở; đau hoặc tức ngực; các vấn đề về trí nhớ và khả năng tập trung; khó ngủ (mất ngủ); tim đập nhanh; chóng mặt; đau khớp; trầm cảm và lo âu…

Trong đó di chứng tim mạch được đánh giá nghiêm trọng hơn cả nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời.

Những di chứng này có thể xuất hiện từ khi F0 đang trong giai đoạn dương tính nCoV, kéo dài vài tuần hoặc nhiều tháng sau khi người bệnh đã "sạch" virus. Những tổn thương này ban đầu có thể không biểu hiện rõ rệt nhưng sẽ diễn tiến nặng dần thành bệnh lý tim mạch.

Chia sẻ tại tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win Win tổ chức ngày 30/3 vừa qua, bác sĩ Trần Quang Đạt - Khoa Y học cổ truyền Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, tỷ lệ chết do tim mạch đang đứng đầu các loại bệnh. Chỉ cần khoảng 4-5 phút não sẽ bị hoại tử, liệt nửa người.

 

Theo chuyên gia, cơ chế gây tổn thương của Covid-19 thường xảy ra khi virus vào cơ thể gắn với thụ thể ACE2 để xâm nhập vào tế bào. Thụ thể ACE2 có nhiều nhất ở tế bào nội mô hô hấp, cơ tim và nội mô mạch máu.

Tế bào hô hấp bị tổn thương sẽ gây suy hô hấp, có thể diễn tiến đến hội chứng nguy ngập hô hấp cấp tính (ARDS). Tổn thương tế bào cơ tim có thể gây tổn thương cơ tim, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim.

Đặc biệt, khi virus xâm nhập tế bào nội mô mạch máu sẽ thu hút bạch cầu, kích hoạt quá trình viêm, giải phóng cytokinevà các chất hoạt mạch. Tế bào nội mô bị phá hủy sẽ lộ lớp biểu mô dưới niêm mạc, gây thoát mạch và khởi động con đường đông máu. Chính vì mạch máu có ở hầu hết cơ quan trong cơ thể nên tổn thương do Covid-19 là tổn thương đa cơ quan với nhiều triệu chứng.

Các chuyên gia y tế cho rằng, biến chứng ở tim mạch gồm hai nhóm trên tim và trên mạch máu.

Cụ thể, di chứng ở tim như nhồi máu cơ tim (do mất cân bằng cung-cầu máu, huyết khối mạch vành); suy tim (gặp sau cơn nhồi máu cơ tim, trong bối cảnh bệnh nhân sốc nhiễm trùng hoặc ARDS); viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim (virus tấn công trực tiếp vào tế bào cơ tim), vi huyết khối; hội chứng Takotsubo do stress (bệnh lý cơ tim).

Bên cạnh đó, rối loạn nhịp tim cũng thường gặp do tổn thương cơ tim, giảm oxy máu, rối loạn điện giải. Biểu hiện thường gặp là nhịp nhanh xoang, rung nhĩ, nhịp chậm...

Di chứng trên mạch máu phổ biến nhất là tăng đông máu gây cục huyết khối làm thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới, nhồi máu não gây đột quỵ.

 

Để hạn chế các di chứng tim mạch hậu Covid-19, bác sĩ Đạt đưa ra một số biện pháp để người bệnh áp dụng:

- Uống thuốc đúng giờ, đúng liều, theo chỉ định của bác sĩ.

- Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể.

- Kiểm tra huyết áp và đường huyết thường xuyên (nếu có thể).

- Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn, tăng cường rau xanh, hoa quả tươi, hạn chế các thức ăn nhiều chất béo có hại như xúc xích, khoai tây chiên, mỡ động vật.

- Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

- Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc gắng sức.

- Để kiểm soát và phòng ngừa tình trạng bệnh tăng nặng, người bệnh cũng có thể tham khảo sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe có công dụng giúp hoạt huyết, tăng cường lưu thông khí huyết giảm nguy cơ nghẽn mạch vành gây đau thắt ngực do huyết khối.

- Duy trì cân nặng, không thừa cân béo phí, kiểm tra huyết áp thường xuyên. Có chế độ ăn uống hợp lý, tăng cường hoạt động thể lực, điều hòa âm dương cơ thể làm cho sức đề kháng tốt lên.

Chương trình tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Chăm sóc sức khỏe hậu COVID-19: Phát hiện tổn thương tim mạch và cách khắc phục” do Gia đình Việt Nam phối hợp cùng nhãn hàng Mạch vành Win Win tổ chức.