Vì sao VĐV thường ngâm nước đá sau khi tập luyện, điều này có tốt cho sức khỏe?

Tắm nước đá được cho là có nhiều lợi ích cho sức khỏe, từ giảm viêm, tăng cường khả năng miễn dịch đến giảm trầm cảm và lo lắng. Điều này có đúng không?

Tắm nước đá còn gọi là phương pháp ngâm nước lạnh, các vận động viên thường ngâm mình trong nước lạnh từ 10 đến 15 phút sau khi tập để giúp hồi phục cơ bắp.

Tắm băng còn là một phong tục truyền thống của người Nga khi ngày 19/1 hằng năm người dân nước này thường tổ chức một lễ hội độc đáo mà không phải ai cũng sẵn sàng tham gia, đó là dìm mình trong những hố băng lạnh giá. Hàng nghìn người ngụp lặn dưới làn nước lạnh với niềm tin sẽ được gột rửa tâm hồn và có sức khỏe dẻo dai trong cả năm. Trong khi đó, nhiều người lại tìm đến phong tục này với mong muốn đơn giản rằng chỉ để vượt qua chính bản thân.

John Holash, trợ lý giáo sư tại Phòng thí nghiệm hiệu suất con người Kinesiology tại Đại học Calgary ở Canada cho rằng hầu hết những người tắm nước đá đều có thể trạng khá tốt, điều này tạo ra "khuynh hướng người dùng lành mạnh".

Ảnh minh họa. 

Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy tắm nước lạnh có thể mang lại lợi ích sức khỏe tâm thần trong thời gian ngắn. Các nghiên cứu về việc tiếp xúc với nước lạnh cho thấy mức độ norepinephrine và dopamine của người tham gia tăng đáng kể. Cả hai đều là chất dẫn truyền thần kinh và hormone liên quan đến sự tỉnh táo và cảm giác vui vẻ, cùng những yếu tố tích cực khác.

Horash nói: “Tắm nước đá tăng cường lưu thông, tăng nhịp tim và gây ra những thay đổi trong nhiều hormone tuần hoàn trong cơ thể”.

Lướt mạng xã hội có thể cung cấp cho bạn một lượng dopamine nhỏ kéo dài từ 5 đến 10 phút, nhưng tác động từ việc tắm nước đá thường kéo dài vài giờ.

Horash nói thêm rằng tắm nước đá đã có từ hàng nghìn năm trước, người Hy Lạp cổ đại đã sử dụng liệu pháp nước lạnh để điều trị trầm cảm. Nhưng lợi ích của nó có thể khó chứng minh trong phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với lạnh cấp tính và lặp đi lặp lại có thể cải thiện độ nhạy insulin và do đó giúp kiểm soát lượng đường trong máu, một phát hiện đã được xác nhận trong nhiều nghiên cứu. Một số nghiên cứu nhỏ đã phát hiện ra rằng nó có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường loại 2.

Stephen Cheung, giáo sư vận động học và nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Brock của Canada, cho biết ông nghi ngờ về lợi ích lâu dài của việc tắm nước đá.

Ảnh minh họa. 

Ông giải thích rằng một số vận động viên tắm nước lạnh sau khi tập luyện hoặc thi đấu để giảm viêm và sưng tấy do tổn thương cơ nghiêm trọng, nhưng không có bằng chứng khoa học thuyết phục nào cho thấy những người thực hiện việc này lâu dài sẽ đạt được những lợi ích tương tự.

Ông nói: “Tôi chắc chắn tin rằng tắm nước đá có thể cải thiện tâm trạng của bạn, nhưng tôi không nghĩ nó mang lại những lợi ích sức khỏe thể chất lâu dài khác”.

Cả hai chuyên gia đều đồng ý rằng tắm nước đá không phải dành cho tất cả mọi người, trên thực tế, nó có thể gây nguy hiểm cho một số người. Bất kỳ ai có vấn đề về tim mạch, chẳng hạn như tuần hoàn kém, nên tìm tư vấn y tế trước khi tắm nước đá vì có thể làm tăng nhịp tim và huyết áp đồng thời làm co mạch máu và cơ bắp.

Horash nhấn mạnh tắm nước lạnh không phải là một hoạt động rèn luyện sức bền, cho rằng 2 đến 3 phút là thời điểm tốt để nhận ra lợi ích tiềm tàng của nó, trong khi ngâm quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ hạ thân nhiệt.

Ông nói: “Khi tiếp xúc với cái lạnh kéo dài, tay và chân của bạn sẽ bắt đầu cảm thấy yếu và mất kết nối. Bạn sẽ mất đi một số khả năng phối hợp vận động tinh tế”.

Khi nói đến tần suất tắm nước đá thì hiện nay các nghiên cứu còn rất hạn chế. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng chỉ có các đợt tắm nước đá ngắn hạn mới tạo điều kiện phục hồi cơ thể nhanh, vì thế nên tránh tắm nước đá lâu dài.

Nếu bạn chọn tắm nước đá như một hình thức phục hồi sau một thi đấu thể thao hoặc một buổi tập cường độ cao, hãy đảm bảo tuân thủ các hướng dẫn được khuyến nghị, đặc biệt là thời gian tắm và nhiệt độ của nước.

 -> Chuyên gia dinh dưỡng tư vấn thực phẩm bảo vệ mạch máu